TAILIEUCHUNG - Quần thể di tích Hoàng thành Yên Bái

Hoàng Thành Yên Bái là một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý – Trần, cách thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái hơn một trăm cây số, còn rõ nét thành quách, ao vua, hào lũy, bãi tập cùng nền tảng chùa tháp, đền đài, vật liệu kiến trúc, với cảnh quan núi sông bao bọc, hiểm yếu về địa thế quân sự. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với. | Quần thể di tích Hoàng thành Yên Bái Hoàng Thành Yên Bái là một quần thể dày đặc các dấu tích kiến trúc Phật giáo thời Lý - Trần cách thành phố Yên Bái tỉnh Yên Bái hơn một trăm cây số còn rõ nét thành quách ao vua hào lũy bãi tập. cùng nền tảng chùa tháp đền đài vật liệu kiến trúc với cảnh quan núi sông bao bọc hiểm yếu về địa thế quân sự. Qua nhiều lần khai quật các nhà khảo cổ phát hiện thấy tại quần thể di tích này không ít hiện vật có hình dạng và niên đại giống với những hiện vật được khai quật ở Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội như gạch ngói đá chân cột lá đề sen cúc. tượng đất nung linh vật các loại đầu rồng phượng. cùng đồ thờ đồ gốm sứ. Các nhà khoa học lịch sử nhận định đây là một quần thể kiến trúc Phật giáo quy mô lớn như một Trung tâm văn hóa Phật giáo thời bấy giờ và được ví như là Hoàng thành của Yên Bái. Nhắc tới Quần thể di tích Hoàng Thành Yên Bái là nhắc tới di tích Hắc Y - Đại Cại một di tích lịch sử danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1995 di tích này được phát hiện. Năm 2001 được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền Đại Cại dựng cạnh bờ sông Chảy mặt chính của đền nhìn ra ngã ba sông và đồi Hắc Y. Đền nằm trong một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh và đường ven sông tạo vẻ đẹp uy nghiêm cổ kính. Tại khu vực Đại Cại Bến Lăn còn tìm được nhiều công cụ đá cuội có đặc trưng văn hoá Sơn Vi. Đền Đại Cại xưa có tên cổ là đền Ta Cại ngày nay nằm trên địa phận xã Tân Lĩnh huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái. Tính đến nay đền đã trải qua 3 lần di chuyển. Trước thời Tự Đức đền Đại Cại tọa lạc trên gò Đại Mạo cạnh miếu Hắc Y bên bờ phải của cửa ngòi Đại Cại sau đó chuyển sang gò Đền đối diện với gò Đại Mạo. Đến thời Khải Định đền được rời đến vị trí hiện nay. Chùa tháp đất nung Hắc Y hay còn gọi là miếu Hắc Y toạ lạc trên đỉnh đồi Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh huyện Lục Yên. Chùa mang kiến trúc độc đáo của thời Trần. Trên đồi Hắc Y có tháp Hắc Y thành đất bãi quần ngựa . những dấu ấn một thời oanh liệt trong lịch sử đấu tranh giữ nước. Tương truyền vào thời

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.