TAILIEUCHUNG - Đường phố Đinh Tiên Hoàng mang nhiều dấu ấn lịch sử

Tôi quan tâm đặc biệt đến phố Đinh Tiên Hoàng, ở phía đông hồ Hoàn Kiếm. Nằm trong khu vực dày đặc tâm linh, rẻo đất này được nhiều nhà sử học, nhà văn coi là một trong vài nơi hội tụ khí thiêng ngàn năm của đô thị cổ, kể từ thời Kẻ Chợ đến nay. Hà Nội có nhiều con phố, mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hình thành. Dù qua bao năm tháng, dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố – không gian văn hóa để lại cho. | Đường phố Đinh Tiên Hoàng mang nhiều dấu ấn lịch sử Tôi quan tâm đặc biệt đến phố Đinh Tiên Hoàng ở phía đông hồ Hoàn Kiếm. Nằm trong khu vực dày đặc tâm linh rẻo đất này được nhiều nhà sử học nhà văn coi là một trong vài nơi hội tụ khí thiêng ngàn năm của đô thị cổ kể từ thời Kẻ Chợ đến nay. Hà Nội có nhiều con phố mỗi nơi ít nhiều đều mang dấu ấn lịch sử khi khởi dựng hình thành. Dù qua bao năm tháng dấu tích xưa vẫn hình thành nên hồn phố - không gian văn hóa để lại cho mai sau. Nó chỉ dài khoảng 900m ngày xưa gọi là phố Hồ rồi đại lộ Francis Garnier. Năm 1945 vị Thị trưởng là bác sĩ Trần Văn Lai đổi thành phố Đinh Tiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị Hoàng đế có công chấm dứt nạn cát cứ thống nhất đất nước hồi thế kỷ thứ X. Tương truyền rằng Đức Lý Thái Tổ sau khi định đô ở Thăng Long vãn cảnh nơi đây thấy một hồ nước trong xanh có ngôi chùa cổ giữa hồ tạo phong cảnh nên thơ bèn đặt tên ngôi đền đã có tại đây là Ngọc Tượng. Đến đời nhà Trần đền đổi tên là Ngọc Sơn. Vào thời nhà Lê khoảng năm 1428 sau khi lên ngôi Thái tổ Lê Lợi cùng đoàn thuyền ngự đi từ sông Hồng rẽ vào hồ trả gươm cho Rùa thần. Từ đó hồ Lục Thủy trên đất thôn Tả Vọng được đặt lại tên là Hoàn Kiếm hay còn gọi hồ Gươm. Như là một sự trùng hợp lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh - người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945 đã từng nhiều lần qua tuyến phố thiêng này đón xuân cùng với nhân dân thăm những người lao động tại Bưu điện và Nhà máy Đèn Bờ Hồ. Trải qua bao năm tháng với nhiều triều đại Kinh thành Thăng Long có rất nhiều tên gọi Đông Đô thời nhà Hồ Đông Quan thời nhà Minh xâm lược nước ta Đông Kinh thời nhà Lê và Hà Nội từ thời nhà Nguyễn. Nhiều đền chùa lớn và công trình kiến trúc tiêu biểu đã được người xưa xây dựng lên tại rẻo đất phía đông hồ Hoàn Kiếm. Đền Bà Kiệu thờ mẫu Liễu Hạnh dựng gần đối diện với đền Ngọc Sơn từ thời Lê Thần Tông thế kỷ XVII tiếp đến là chùa Báo Ân còn gọi là Quan Thượng dựng năm 1842 khi đó là ngôi chùa to và đẹp vào bậc nhất của Kinh thành. Kế đó vào .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.