TAILIEUCHUNG - Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam

Trong tục ngữ, ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ, có lẽ là do tính chất đặc trưng gồm hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) của thể loại này. Hình tượng Bụt trong tục ngữ dù được. | Hình tượng Bụt trong tục ngữ- ca dao Việt Nam Trong tục ngữ ca dao hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian mà đã đi vào đời sống hàng ngày của người bình dân để chuyển hoá thành nhiều ý nghĩa khác nhau. Sự chuyển hoá đó thể hiện rõ nhất là trong thể loại tục ngữ có lẽ là do tính chất đặc trưng gồm hai nghĩa nghĩa đen và nghĩa bóng của thể loại này. Hình tượng Bụt trong tục ngữ dù được thể hiện dưới góc độ nào đi nữa cũng bao gồm những ý nghĩa sâu xa hơn những gì nó thể hiện trên văn bản. 1. Nguồn gốc từ Bụt trong dân gian Đạo Phật đến nước ta vào đầu Tây lịch khi nhân dân Việt Nam đang sống những tháng ngày nô lệ Bắc thuộc. Người dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ cầu mong một cuộc sống tự do thanh bình giải thoát khỏi những gông kiềm ngoại quốc. Trong hoàn cảnh đó Phật giáo đã xuất hiện và mau chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc đang bị mất nước. Phật giáo lấy lý tính làm chủ đạo lấy sự giác ngộ để giải thoát giải cứu 1 vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Phật giáo hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian trở thành nơi gởi gắm niềm tin của nhân dân lao động. Phật - tiếng Phạn là Buddha âm Hán Việt là Phật Đà gọi tắt là Phật nghĩa là bậc giác ngộ viên mãn. Từ tiếng Phạn Buddha người Việt Nam ngày xưa đọc là Bụt 2 Chúng ta thấy cái tên đức Chúa hay đức Mẹ truyền vào Việt Nam từ thế kỷ XVI kể đến nay đã hơn 400 năm mà vẫn chưa thể nào quen với tâm lý dân tộc. Trái lại cái tên Bụt Tiên cũng là mượn của những thứ tôn giáo ngoại lai nhưng đã trở thành truyền thống vì từ rất xưa những tôn giáo này đã từng hoá thân vào đời sống dân tộc chấp nhận những thứ thanh lọc gay gắt trở thành tôn giáo chung chi phối tâm linh của cộng đồng 3 2. Sự chuyển nghĩa từ đức Phật tôn giáo đến ông Bụt dân gian Từ khi hòa nhập vào tín ngưỡng dân gian và được dân gian hóa thì hình tượng Bụt trong dân gian không còn nguyên vẹn ý nghĩa là bậc giác ngộ như trong giáo lý đạo Phật. .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.