TAILIEUCHUNG - Giáo án Mỹ Thuật 2 bài 19: Vẽ tranh: Đề tài sân trường trong giờ chơi
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Mỹ Thuật 2 bài 19: Vẽ tranh: Đề tài sân trường trong giờ chơi để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Mỹ Thuật 2 bài 19: Vẽ tranh: Đề tài sân trường trong giờ chơi được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | Giáo án Mỹ thuật 2 I- MỤC TIÊU: - Hiểu đề tài giờ ra chơi ở sân trường. - Biết cách vẽ tranh đề tài sân trường em giờ ra chơi. - Vẽ được tranh theo ý thích. - Học sinh khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối rõ nội dung đề tài. - Tích hợp GD BVMT: Yêu quý và biết bảo vệ cảnh quan sân trường. II- CHUẨN BỊ: Giáo viên - Tranh, ảnh hoạt động vui chơi của học sinh - Bài vẽ của học sinh năm trước Học sinh - Tranh, ảnh hoạt động vui chơi của học sinh - Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ - Bút chì, tâỷy, sáp màu hoặc bút dạ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ, đồ dùng học sinh - Bài mới. Giới thiệu bài: Hàng ngày, vào giờ ra chơi, sân trường trở nên nhộn nhịp. Chỗ này nhảy dây, bên kia là tốp đá cầu, lại có mấy cậu lom khom bắn bi ngoài bãi trống. Quả thật là một cảnh sôi động, để tái hiện lại cảnh đó, hôm nay chúng ta học vẽ đề tài SÂN TRƯỜNG EM GIỜ RA CHƠI. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY: HOẠT ĐÔNG CỦA TRÒ: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài. Giáo viên giới thiệu tranh ảnh để học sinh nhận biết: + Sự nhộn nhịp của sân trường trong giờ ra chơi + Các hoạt động nhộn nhịp của học sinh trong giờ ra chơi: đá cầu, nhảy dây + Quang cảnh sân trường như: Cây, bồn hoa Hoạt động 2: Cách vẽ tranh - Giáo viên gợi ý học sinh chọn, tìm nội dung để vẽ tranh. + Vẽ về hoạt động nào? + Tìm dáng khác nhau của học sinh trong hoạt động ở sân trường. + Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ. * Tìm hình ảnh chính trước sao cho rõ nội dung. * Vẽ các hình phụ sau để cho bài vẽ thêm sinh động. * Vẽ màu: * Vẽ màu tươi sáng có màu đậm, nhạt. * Nên vẽ màu kín hình và nền. Hoạt động 3: Thực hành Giáo viên cho học sinh xem một số bài vẽ về đề tài này. Giáo viên quan sát lớp và gợi ý học sinh cách vẽ và tập trung vào: + Tìm chọn nội dung. + Vẽ thêm hình phụ cho rõ trọng tâm hơn. + Cách vẽ màu Hoạt động 4: Nhận xét và đánh giá Giáo viên chọn và giới thiệu một số bài vẽ đã hoàn thành và gợi ý nhận xét: + Nội dung (rõ hay chưa rõ đề tài). + Hình vẽ có thể hiện được các hoạt động không. + Màu sắc của tranh - Giáo viên tóm tắt và yêu cầu học sinh tự xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. Củng cố và dặn dò học sinh - Về nhà hoàn thành bài vẽ nếu ở lớp chưa xong. - Quan sát cái túi xách, chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau. PP: Quan sát, giảng giải, hỏi đáp. -Học sinh quan sát. PP: Quan sát, lắng nghe. - Học sinh trả lời: Vui chơi. - Các hoạt động ở sân trường. - Học sinh quan sát, lắng nghe. * Tìm hình ảnh chính trước * Vẽ các hình phụ sau * Vẽ màu PP: Luyện tập, thực hành. Học sinh thực hành vẽ tranh theo hướng như sau: + Tìm chọn nội dung. + Vẽ thêm hình phụ cho rõ trọng tâm hơn. + Cách vẽ màu PP: Kiểm tra, đánh gia Học sinh nhận xét các tranh theo các ý sau: + Nội dung + Hình vẽ + Màu sắc - Học sinh xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. Học sinh ghi nhớ
đang nạp các trang xem trước