TAILIEUCHUNG - ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ
Câu 1: (5 đ) Trình bày những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến ? Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam ? Câu 2: (5 đ) Trình bày về sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ thời Gúp-ta ? Ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài ? | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN LỊCH SỬ KHỐI 10 Đề ra: Câu 1: (5 đ) Trình bày những thành tựu văn hoá chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến ? Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đến Việt Nam ? Câu 2: (5 đ) Trình bày về sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ thời Gúp-ta ? Ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài ? Đáp án Câu 1: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến (5đ) * Về tư tưởng ( 1 đ) - Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến. - Phật giáo: thịnh hành (thời Đường). * Sử học: ( đ) - Tác phẩm “Sử kí” của Tư Mã Thiên. * Văn học: (1,5 đ) - Thơ Đường: Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Lý Bạch. - Tiểu thuyết: phát triển dưới thời Minh- Thanh( Kể tên một số bộ tiểu thuyết tiêu biểu) * Khoa học kỹ thuật:() - Bốn phát minh lớn: Giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng * Kiến trúc (): Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới Việt Nam: - Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng tới Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: tư tưởng, văn học, kiến trúc, một số phong tục tập quán ( 0,5 đ) - Việt Nam tiếp thu văn hóa Trung Quốc có chọn lọc để làm giàu thêm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình ( đ) Câu 2: Trình bày về sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ thời Gúp-ta: (4 đ) - Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất bước vào thời kì phát triển cao – thời vương triều Gúp-ta (319-467) ( đ) - Văn hoá thời Gúp-ta: + Phật giáo: tiếp tục phát triển. Kiến trúc Phật giáo: chùa hang, tượng phật bằng đá (0,5 đ) + Ấn Độ giáo (Hin-đu giáo) ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần sáng tạo (Brama), thần huỷ diệt (siva), thần bảo hộ (visnu) ( đ) + Chữ viết: ban đầu là chữ Brahmi sau đó là chữ Phạn (Sanskrit). Ngôn ngữ Phạn dùng phổ biến dưới thời Gúp-ta trong việc viết văn bia. (1 đ) + Văn học cổ điển Ấn: nền văn học Hin-đu rất phát triển ( đ) + Thời Gúp-ta đã có những công trình kiến trúc, điêu khắc, những tác phẩm văn học tuyệt vời làm nền cho văn hoá truyền thông Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người ( đ) => Đây là thời kì định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ (0,5 đ) Ảnh hưởng của văn hoá truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài: (1đ) - Các yếu tố của văn hoá truyền thống Ấn Độ ảnh hưởng ra bên ngoài: đạo Phật, đạo Hin-đu, chữ Phạn, văn học Hin-đu, kiến trúc Phật giáo và hin-đu giáo ( đ) - Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ ( đ)
đang nạp các trang xem trước