TAILIEUCHUNG - Giáo án bài 31: Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em - Mỹ thuật 5 - GV.Hoàng T.My
Qua bài học Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em GV giúp HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. Từ đó, GV giúp HS biết phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. | TUẦN 31: Giáo án Mỹ thuật 5 BÀI 31: Vẽ tranh ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu về nội dung đề tài - Biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích - Phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. II- CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1- Giáo viên: - SGK, SGV. - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và một số đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ. 2- Học sinh: - SGK - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành - Bút chì, tẩy, màu vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: A- Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp. - Kiểm tra đồ dùng học vẽ, Vở tập vẽ. B- Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Giáo viên giới thiệu một số tranh đề tài để các em nhận biết cách sắp xếp hình ảnh và màu sắc trong các bức tranh. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm, chọn nội dung đề tài: - Giáo viên giới thiệm một số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để học sinh tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ. - Giáo viên giải thích: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn tốt đẹp của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong dụ: Muốn sống trên cung trăng, dưới đáy đại dương; muốn trái đất mãi mãi hoà bình; muốn được du lịch khắp hành tinh . đối với học sinh, ước mơ học giỏi để trở thành kỹ sư, bác sĩ, hoạ sĩ, phi công, nhà khoa học . là những ước mơ đẹp có thể thực hiện được. - Yêu cầu một số học sinh nêu ước mơ của mình. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ tranh: - Giáo viên phân tích cách vẽ ở một vài bức tranh để học sinh thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài: Ví dụ: + Cách chọn hình ảnh + Cách bố cục + Cách vẽ hình + Cách vẽ màu - Cho học sinh xem một số bài vẽ của học sinh lớp trước hoặc các bức tranh tham khảo ở SGK để các em tự tin hơn trước khi làm bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành: + Bài tập: Vẽ một bức tranh theo ý thích về ước mơ của em. - Giáo viên có thể tổ chức hoạt động thực hành cho học sinh như sau: + Vẽ cá nhân (vẽ vào vở thực hành hay giấy vẽ) + Một vài nhóm vẽ chung trên giấy khổ lớn. + Hai nhóm (mỗi nhóm 2 học sinh) vẽ lên bảng - Giáo viên bao quát, khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác, thi đua xem nhóm nào vẽ nhanh, vẽ đẹp. - Hướng dẫn cụ thể để những học sinh còn lúng túng hoàn thành được bài. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: - Giáo viên cùng học sinh chọn một số bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm và gợi ý các em nhận xét về: + Cách tìm chọn nội dung (độc đáo, có ý nghĩa). + Cách bố cục (chặt chẽ, cân đối) + Cách vẽ hình ảnh chính, phụ (sinh động). + Cách vẽ màu (hài hoà, có đậm, có nhạt). - Học sinh nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng. - Giáo viên tổng kết, nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài vẽ đẹp, nhắc nhở và động viên những học sinh chưa hoàn thành được bài cố gắng hơn ở những bài học sau. Có thể chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH. * Dặn dò: - Quan sát lọ, hoa và quả - Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài học sau (lọ, hoa và quả, nếu có điều kiện).
đang nạp các trang xem trước