TAILIEUCHUNG - Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước phần 3

HƠN MỘT TRĂM DI TÍCH KHẢO CỔ TẬP TRUNG BÊN BỜ SÔNG HỒNG SÔNG MÃ Từ đầu thế kỷ 20, giới khảo cổ học thế giới đã làm quen với những hiện vật đồng thau độc đáo của nước ta thời cổ, trong đó có những chiếc trống đồng nổi tiếng, nhất là từ sau năm 1924 khi địa điểm khảo cổ Đông Sơn được phát hiện ở bên phải sông Mã (Thanh Hóa). | HƠN MỘT TRĂM DI TÍCH KHẢO CỔ TẬP TRUNG BÊN BỜ SÔNG HỒNG SÔNG MÃ Từ đầu thế kỷ 20 giới khảo cổ học thế giới đã làm quen với những hiện vật đồng thau độc đáo của nước ta thời cổ trong đó có những chiếc trống đồng nổi tiếng nhất là từ sau năm 1924 khi địa điểm khảo cổ Đông Sơn được phát hiện ở bên phải sông Mã Thanh Hóa . Tham gia vào công cuộc khai quật nghiên cứu khảo cổ học ở nước ta thời đó có đủ các hạng người từ quan lại thực dân võ quan Tây đoan đến học giả tư sản Pháp và một số nước phương Tây khác nhiều người trong bọn họ tuy mang danh là nhà khảo cổ song kỳ thực là bọn đi phá hoại các di tích khảo cổ đi ăn cướp các hiện vật khảo cổ. Sau năm 1930 một số nhà nghiên cứu đã đề nghị đặt tên văn hóa thời đại đồ đồng thau ở miền Bắc Việt Nam là Văn hóa Đông Sơn . Thật ra văn hóa Đông Sơn là văn hóa của giai đoạn cuối cùng giai đoạn phát triển cao nhất của thời đại Hùng Vương dựng nước sau 3 giai đoạn kể trên. Những địa điểm khảo cổ thuộc giai đoạn Đông Sơn được phân bố rộng khắp trên miền Bắc nước ta. Cho đến nay chúng ta đã thống kê được hơn 100 di tích phần lớn tập trung theo lưu vực sông Hồng và sông Mã. Đông Sơn và các di chỉ đồng dạng được phân bố ở vùng ven chân núi gần sông suối vùng gò đồi cao miền đồng bằng. Người Đông Sơn sống tập trung quây quần trên một diện tích hàng vạn mét vuông kế thừa truyền thống của giai đoạn trước và là cơ sở cho sự định cư lâu dài của những thế hệ kế tiếp sau. Đông Sơn bên bờ sông Mã là một di tích khảo cổ điển hình gồm cả khu cư trú và khu mộ táng. Người Đồng Đậu cũng còn có những khu đất mộ ở tách biệt hẳn với khu cư trú được bố trí ở vùng ven chân núi trên các gò đồi cao ở vùng trung du và đồng bằng ở trên núi hay ở trong các hang động. Họ thường chôn theo trong mộ nhiều vật tuỳ táng. Ở ngôi mộ cổ phát hiện tại di tích Việt Khê Hải Phòng có hơn 100 hiện vật tuỳ táng trong đó có đến 97 hiện vật bằng đồng thau các loại. Hiện vật đá thuộc giai đoạn Đông Sơn chỉ chiếm một số lượng ít ỏi phần lớn là đồ trang sức như hạt chuỗi hạt

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.