TAILIEUCHUNG - 8 bài tập ôn thi môn: Hóa học 9

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu học tập và ôn thi môn Hóa học, "8 bài tập ôn thi môn: Hóa học 9" dưới đây. Tài liệu giúp các bạn củng cố lại kiến thức đã học và làm quen với dạng bài tập. | Bài 1: Cho 6,8 gam hỗn hợp Fe và CuO tan trong 100 ml axit HCl thu được dung dịch A và thoát ra 224 ml khí B (ở đktc) và lọc được chất rắn D nặng 2,4 gam. Thêm tiếp HCl dư vào hỗn hợp A + D thì D tan một phần, sau đó lọc kết tủa thêm tiếp NaOH đến dư và lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến lượng không đổi cân nặng 6,4 gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng Fe và CuO trong hỗn hợp ban đầu Bài 2 : Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khi đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,062 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan chất rắn B bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H2 (đktc). a. Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp A b. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B có nFe3O4 = 1/3 ∑ nFeO và nFe2O3 Bài 3. Ống chứa 4,72 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 được đốt nóng rồi cho dòng H2 đi qua đến dư. Sau phản ứng trong ống còn lại 3,92 gam Fe. Nếu cho 4,72 gam hỗn hợp đầu vào dung dịch CuSO4 lắc kĩ và để phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân nặng 4,96 gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hơp. Bài 4. Cho 0,411 gam hỗn hợp kim loại sắt và nhôm vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A cân nặng 3,324 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng dần dần hóa nâu. a. Viết tất cả các phản ứng có thể xảy ra. b. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong 0,411 gam hỗn hợp đầu. Bài 5: Từ không khí, H2O và Đá vôi, điều chế đạm 2 lá, phân urê Hòa tan hoàn toàn 24,625 gam hỗn hợp muối gồm KCl, MgCl 2 và NaCl vào nước, rồi thêm vào đó 300 ml dung dịch AgNO3 1,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch A và kết tủa B. Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch A, khi phản ứng kết thúc lọc tách riêng chất rắn C và dung dịch D. Cho toàn bộ chất rắn C vào dung dịch HCl loãng dư, sau phản ứng thấy khối lượng của chất rắn C giảm đi 1,92 gam. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi được 4 gam chất rắn E. Tính phần trăm khối lượng các muối có trong hỗn hợp ban đầu. Bài 6: Tách riêng Ag ra khỏi hỗn hợp Fe, Mg, Ag Bài 7: Trộn CuO với một oxit kim loại hóa trị 2 không đổi theo tỉ lệ mol 1: 2 được hỗn hợp X. Cho 1 luồng khí CO nóng dư đi qua 2,4 gam X đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Để hòa tan hết Y cần 40 ml dung dịch HNO3 2,5M, chỉ thoát ra một khí NO duy nhất và dung dịch thu được chỉ chứa muối của 2 kim loại nói trên. Xác định kim loại chưa biết. Bài 8: Tìm các chất chưa biết và hoàn thành các phản ứng A + HCl -> B + FeCl2 B + O2 -> C + H2O. C + H2SO4 -> SO2 + H2O. B + SO2 -> C + H2O. A + B -> C. C + HCl -> D + ZnCl2 D + O2 -> A + E C + O2 -> SO2 + ZnO.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.