TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt

Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị, nhưng thực tế có khi ngược lại: dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới, chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mã đô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó, nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nền tảng vững chắc và truyền thống. | Ảnh hưởng Chăm trong mỹ thuật và tín ngưỡng Việt Thường người ta hay nghĩ dân tộc thống trị sẽ đồng hóa dân tộc bị trị nhưng thực tế có khi ngược lại dòngvăn hóa dân tộc bị trị du nhập và ảnh hưởng đến nền văn hóa của quốc gia thống trị nó. Thực tế này không phải là hiếm hoi trên thế giới chẳng hạn hệ thần thoại La Mã có nguồn gốc từ thần thoại Hy Lạp khi quân La Mã đô hộ xứ này. Trong chừng mực nào đó nếu nền văn hóa của dân tộc bị trị có nền tảng vững chắc và truyền thống lâu đời thì dân tộc thống trị bị đồng hóa ngược lại. Ví dụ lịch sử điển hình nhất là người Mãn. Khi chiếm được Trung Hoa chính sách đồng hóa của nhà Thanh hết sức công khai như bắt toàn Trung Hoa róc tóc và mặc y phục người Mãn. Dĩ nhiên trong một thời gian ban đầu điều này thực hiện được dưới áp lực hành chánh cai trị nhưng với dân số đông đảo người Hán và nền văn hóa truyền thống lâu đời của họ dần dà đồng hóa ngược lại người Mãn. Để duy trì được ngôi báu các hoàng đế nhà Thanh dần dần chuyển dịch theo khuôn phép Hán tộc nếu không muốn bị những sự phản kháng ngấm ngầm và sự trì trệ trong điều hành đất nước. Cho nên nền văn hóa triều Thanh khó mà phát hiện yếu tố Mãn trong khi đó ngập tràn yếu tố Hán. Dân tộc Việt không phải là ngoại lệ. Từ thời Lý-Trần nền văn hóa Chăm đã có những tác động mạnh mẽ và sâu đậm đối với mỹ thuật tôn giáo của Đại Việt thời ấy rồi. Theo thời gian dòng ảnh hưởng đó được Việt hóa một phần nhưng dấu vết căn bản của nó hiện nay vẫn nhận ra Nền văn hóa chịu ảnh hưởng đầu tiên là nền văn hóa Phật giáo chúng ta có thể thấy mỹ thuật Phật giáo Đại Việt có nhiều thành tố xa lạ với truyền thống nguyên sơ của Phật giáo nó mang một số hình ảnh của Tháp-bà giáo Shivaism từ Chiêm Thành mang về. Sự du nhập đó là một thực tế lịch sử có ghi chép rất rõ ràng. Đời vua Lý Thánh Tông Mùa thu tháng 7 Giáp Thân- 1044 vua đem quân vào thành Phật Thệ bắt vợ cả vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây Thiên. và sau đó Dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành Bính Tuất - .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.