TAILIEUCHUNG - Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – Chuyên đề 5: Đường lối đối ngoại
Bài giảng "Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam – Chuyên đề 5: Đường lối đối ngoại" trình bày một số vấn đề lý luận chung về đường lối đối ngoại, đường lối đối ngoại thời kỳ trước đổi mới, đường lối đối ngoại hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới. . | Chuyên đề 5 ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Toàn cầu hóa: là quá trình llsx và quan hệ KT quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia và phạm vi từng vùng, lan tỏa ra phạm vi toàn cầu trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động vận động thông thoáng; sự phân công lao động mang tính quốc tế, mối quan hệ KT giữa các quốc gia, khu vực đan xen nhau, hình thành mạng lưới quan hệ đa tuyến vận hành theo các “luật chơi”chung được hình thành qua sự hợp tác và đấu tranh giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế. Trong xu thế ấy, các nền KT quan hệ ngày càng mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau. 2. Những nhân tố làm nẩy sinh và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa: Quan điểm của C. Mác: Do bóp nặn thị trường thế giới, gcts đã làm cho sx và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới. Mặc cho bọn phản động đau buồn, nó làm cho công nghiệp mất cơ sở dân tộc. Những ngành CN dân tộc bị thay thế bởi những ngành CN mới, tức là những ngành CN mà việc du nhập chúng trở thành một vấn đề sống còn đối với các dân tộc văn minh, những ngành CN không dùng nguyên liệu bản xứ mà dùng nguyên liệu được đưa từ những vùng xa xôi nhất trên trái đất Các sản phẩm làm ra không những không tiêu thụ ngay trong xứ mà còn được tiêu thụ ở tất cả mọi nơi trên trái đất nữa. Thay cho những nhu cầu cũ được thỏa mãn bằng những sản phẩm trong nước, thì nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi được thỏa mãn bằng những sản phẩm được đưa từ những miền xứ xa xôi nhất về. Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn tự cung, tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, và sự phụ thuộc phổ biến giữa các dân tộc. Mà sx vật chất đã như thế thì sx tinh thần cũng không kém như thế. Những thành quả của hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung cho tất cả các dân tộc. Tính đơn phương và phiến diện của dân tộc ngày càng không thể tồn tại được nữa; và từ những nền văn hóa dân tộc và địa phương, muôn hình, muôn vẻ, đang nẩy nở ra một nền văn
đang nạp các trang xem trước