TAILIEUCHUNG - Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của người Việt - Nguyễn Văn Chính

Nội dung bài viết "Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của người Việt" cung cấp cho các bạn những kiến thức về vị trí của trẻ em trong cấu trúc gia đình và dòng họ, dưới cái bóng của tổ tiên, đạo hiếu và vấn đề xã hội hóa trẻ em,. Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Xã hội học sô 3 4 67 68 1999 85 Cấu trúc trọng nam trong gia đình và tập quán sinh đẻ của người Việt NGưyỄN VÀN CHÍNH ở Việt Nam các giá trị văn hóa cũ được xem là bị ảnh hưởng nặng nề bởi đạo Khổng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và gia đình. Tuy nhiên cho đến hiện thời còn có rất ít những nghiên cứu về ảnh hưởng giáo thuyết này lên quá trình xã hội hóa của trẻ em trong xã hội Việt Nam. Bài viết này chỉ nêu lên một vài quan sát dân tộc học và xã hội học nhằm xem xét một vấn đề được gợi ra từ nhiều nghiên cứu của các tác giả Tây Âu về mối liên hệ giữa mức sinh cao và vai trò kinh tế của trẻ em trong các xã hội nông dân châu A. Vấn đề này thực ra đã được giối khoa học thảo luận sôi nổi từ đầu thập kỷ 60 của thế kỷ này đặc biệt là từ khi Mamdani công bố công trình nghiên cứu nổi tiếng của ông cuốn Huyền thoại về kiểm soát dân số 1972 trong đó cho rằng trẻ em là một nguồn lao động quan trọng đối vối các gia đình tiểu nông châu A và những công việc do trẻ em đảm nhiệm là một nguồn bổ sung cho lao động của người lốn. Mamdani cho rằng có nhiều con là một chiến lược để làm tăng tích lũy kinh tế của hộ gia đình vì theo ông những người nông dân ít có điều kiện nâng cao mức sống thì không những không tìm cách giảm mức sinh mà ngược lại họ còn mong muốn tăng thêm số con Mamdani 1972 127 . Sau Mamdani hàng loạt các nghiên cứu nhân học khác về các xã hội nông dân châu A đã ủng hộ hoặc phát triển lý thuyết của ông về mối liên hệ giữa mức sinh cao và lao động của trẻ em chẳng hạn Hull 1975 Mueller 1976 White 1975 1976 Nag 1972 Phan Đại Doãn 1983 1987 Nag và Kak 1984 . Dựa trên tài liệu được tập hợp từ đợt nghiên cứu thực địa dài ngày tại một làng thuộc tỉnh Hải Dương năm 1995 là làng Giao bài viết này sẽ tập trung thảo luận về mối quan hệ giữa tỷ lệ sinh cao và vấn đề sử dụng lao động của trẻ em trong xã hội nông dân. Trong khi không chối bỏ các vai trò kinh tế của trẻ em được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh chúng tôi cho rằng chính các yếu tố cấu trúc của gia đình các ràng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.