TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân ở Việt Nam

Luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng TSNN tại các cơ quan nhà nước; trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, sử dụng TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam, đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Nhà nước khác. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu TSNN một bộ phận quan trọng của tài sản quốc gia là nguồn lực của đất nước do Nhà nước làm chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu quản lý sử dụng nhằm thực thi có hiệu lực và hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý xã hội. Ngành TAND có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế bảo vệ chế độ và quyền làm chủ của nhân dân bảo vệ tài sản của Nhà nước tập thể và của công thực hiện chức năng của mình ngành TAND được giao quản lý sử dụng một khối lượng TSNN rất lớn. Tài sản đó phải được quản lý thống nhất chặt chẽ sử dụng tiết kiệm hiệu quả. Trong quá trình đổi mới kinh tế - xã hội và cải cách hoạt động tư pháp công tác quản lý TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam trong những năm gần đây đã bước đầu đi vào nền nếp đã chú trọng trang cấp tương đối đầy đủ về số lượng và chất lượng tài sản góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ngành. Tuy nhiên trong những năm qua tình hình quản lý sử dụng TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế bất cập. Từ đó một mặt làm giảm hiệu quả sử dụng của TSNN mặt khác chưa đáp ứng yêu cầu tăng cường công tác quản lý sử dụng TSNN tại Ngành TAND theo Hiến pháp sửa đổi 2013 . Đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu về công tác quản lý TSNN nhưng do hiện nay đã có nhiều thay đổi trong quản lý TSNN nên các công trình đó còn có nhiều bất cập. Mặt khác cũng chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý TSNN tại Ngành TAND. Vì vậy nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài Quản lý tài sản nhà nước tại ngành Toà án nhân dân ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Về mặt lý luận luận án góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý sử dụng TSNN tại các cơ quan nhà nước. Về mặt thực tiễn trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng TSNN tại Ngành TAND ở Việt Nam đồng thời làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Nhà nước khác. Câu hỏi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.