TAILIEUCHUNG - MỸ THUẬT ĐÔNG SƠN TRONG LĂNG MỘ NAM VIỆT VĂN ĐẾ (2000 NĂM TRƯỚC)
Những đồ đồng Đông Sơn trong mộ Nam Việt Trong lăng mộ Triệu Muội một số lượng đồ đồng rất lớn đã được chôn theo, ước khoảng 600 hiện vật gồm nhiều đồ được dùng khi ông còn sống và một số đồ minh khí nhỏ. Về nhạc khí: một bộ thanh đồng 14 thanh, một bộ nữa chung (chuông) 14 cái; một bộ câu dược 14 cái có 8 cái khắc chữ “Văn Đế cửu niên”, đỉnh đồng 36 cái (đại bộ phận là của Mỹ thuật Đông Sơn). Có một đỉnh kiểu dáng Việt cao 54,5cm khắc hai chữ. | Những di vật khảo cổ phản ánh rõ nét trình độ văn minh từ sinh hoạt đến nghi chế, âm nhạc, trang phục, khi nhà vua còn sống với các hoàng hậu cung phi và những người hầu. Ngôi mộ đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về một thời phát triển mọi mặt, giao lưu với ả Rập xa xôi, quan hệ văn hoá, ngoại giao độc lập với nhà Hán. Trải qua 5 đời từ Triệu Vũ Đế, Văn Đế, Minh Vương, ái Vương, Thuật Dương Vương. Từ năm 207 đến 112 trước công nguyên, phát triển kéo dài 95 năm, cho đến khi bị nhà Hán tiêu diệt, xoá sạch mọi dấu tích. Sau hơn hai ngàn năm do sự ngẫu nhiên thành phố Quảng Châu muốn xây một khách sạn 6 tầng nên bạt ngọn núi Tương Cương mới phát hiện ra. Những di vật trong mộ Nam Việt còn có một số lượng nhỏ đồ Hán, đồ Ba Tư, cho chúng ta thấy có sự giao thoa mỹ thuật Việt Hán, trang sức đồ ngọc và đồ gốm. Một số hoa văn, chất liệu gốm do khảo cổ tìm được ở nước ta được cho là Hán, từ ngôi mộ Văn Đế đã cho thấy đây chính là gốm Việt ở vùng Lĩnh Nam và Thanh Hoá. Những bộ áo giáp sắt vẩy cá có trang trí nửa phía dưới bụng hình quả trám, cổ vuông rộng, bao vòng thân phù hợp với khí hậu người Việt nóng ẩm. Cách trang trí tấm bình phong có tượng linh thú, tượng lực sĩ, tượng chim trĩ cắm lông công, lông chim trĩ toả dài, trang phục các tượng vũ nữ có một phong cách riêng của người Việt. Lăng mộ Nam Việt Văn đế cho chúng ta một nhận thức mới, có cơ sở để khảo cứu. Ta có cơ sở so sánh sự khác biệt trong nghệ thuật đồ đồng, vũ khí, gốm sứ, tương đương về thời gian mà trước đấy chỉ suy đoán hoặc nhận định sai, tất cả đều quy là Hán. Trung Quốc phát hiện năm 1996 chiếc ấn của vua Điền Việt (Vân Nam) có dòng chữ “Điền Vương chi ấn” do nhà Hán ban cho năm 109 TCN, có quy cách 2,4cmx2,4cm là loại ấn của các phiên vương do nhà Hán ban cho có núm ấn hình con kỳ lân. Ngược lại cùng thời gian này, ấn vàng của Văn đế Triệu Muội có quy cách lớn hơn nhiều 3,1cm. Núm ấn hình rồng cuốn chữ S phong cách Đông Sơn, mặt ấn khắc “Văn đế hành tỉ”. Kèm theo chiếc ấn vàng khắc hai chữ “Thái tử” đoán là của Trọng Thuỷ vẫn to hơn ấn Điền Vương, hình dạng cũng khác nhau, núm hình rùa vàng, có quy cách 2,6cmx2,4cm.
đang nạp các trang xem trước