TAILIEUCHUNG - Hãy đến chậm hơn nữa

Mỗi năm có khoảng chừng mười lần tôi nhớ đến Hoạt. Số lần nhớ tăng theo tỷ lệ thuận với số tuổi. Rõ ràng là càng lớn tuổi người ta càng hay nhìn về quá khứ, không phải vì thích nhìn mà dường như vì người ta bắt buộc phải nhìn. Hoạt học chung lớp vỡ lòng với tôi. Trải qua một niên khóa, anh không có đặc điểm gì khiến tôi lưu ý. Có lẽ chỉ cái tên của anh là có đôi chút đặc biệt. . | Hãy đên chậm hơn nữa Võ Hồng Mỗi năm có khoảng chừng mười lần tôi nhớ đến Hoạt. Số lần nhớ tăng theo tỷ lệ thuận với số tuổi. Rõ ràng là càng lớn tuổi người ta càng hay nhìn về quá khứ không phải vì thích nhìn mà dường như vì người ta bắt buộc phải nhìn. Hoạt học chung lớp vỡ lòng với tôi. Trải qua một niên khóa anh không có đặc điểm gì khiến tôi lưu ý. Có lẽ chỉ cái tên của anh là có đôi chút đặc biệt. Chúng tôi gọi là Quạt và liền trong óc hiện hình cụ thể ra một cái quạt. Thật tiện lợi và tự nhiên. Hồi đó người ta dùng cái quạt bằng giấy phất lên trên những cái nan tre xòe ra xếp lại gọn gàng. Những kép hát bội đóng vai nịnh thần sử dụng quạt nhiều nhất hầu như thường xuyên có cái quạt trên tay. Cái quạt biến thành vũ khí tùy thân như thời nay cái súng đánh đai trên vai người lính. Khi cần bắt khán giả lưu ý đến câu nói của mình tên nịnh thần thường vừa nói vừa duỗi tay mặt xòe cái quạt ra còn tay trái thì vuốt râu. Mấy cô công chúa cũng hay cầm quạt. Khi đợi người tình lang phùng gân cổ vừa trợn mắt lên hát cho hết đoạn Nam đoạn Bắc của hắn thì nàng công chúa lợi dụng cây quạt đang cầm tay để quạt cho đỡ nực. Khán giả đâu có lưu ý chê trách một cử chỉ phản nghệ thuật như vậy bởi chính nhiều khi có thấy nàng công chúa quạt mát trên sân khấu khán giả mới bỗng chợt nhớ đến cây quạt cầm tay của mình và thế là cả rạp hát phấn phới những cánh quạt màu trắng như những cánh bướm hoạt động. Chúng tôi đứa nào cũng có những kinh nghiệm đi coi hát bội như vậy. Ở nhà vườn người ta dùng mo cau để cắt thành quạt. Đó là thứ quạt bền nhất khi ngủ quên tha hồ nằm lăn lên trên và khi giận con thì trở cán mà vụt vụt chết thôi không sợ rách không sợ gãy. Những người nghèo không có cây cau mọc trong vườn không có cái vườn để cây cau mọc thì qua mùa Hè khi gió Nam tạt hơi nóng vào mặt họ đi lượm những bẹ tre ở các bờ tre làng. Lúc bấy giờ những cây măng đã mọc cao và đốt nào vừa già đủ sức chịu đựng nắng gió thì vội cổi bỏ cái bẹ bấy lâu nay vẫn che chở nó. Các cái bẹ rớt lang thang

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.