TAILIEUCHUNG - Ebook Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam (thế kỷ XI - đến giữa thế kỷ XIX): Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 trình bày khá gọn gàng chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam, từ thời Lý, Trần cho đến Nguyễn. Người đọc có thể thấy được những nét riêng của các triều đại cũng như hình dung được nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các chính sách đó. Mời bạn đọc tham khảo. | dân tộc thiểu số làm ăn sinh sống và khai thác vùng tài nguyên miền biên cương bao la tạo nên một bức trường thành bảo vệ vững chắc miền biên cương của tổ quốc làm thất bại mọi âm mưu phá hoại xâm lấn của kẻ thù. Hơn nữa trong chính sách dân tộc của nhà nước Lê Sơ bước đầu có sự kết hợp với luật pháp và được thể chế hoá trong luật pháp. Nhờ đó mà nó làm tăng thêm tính thực tiễn tính hiệu quả của chính sách dân tộc trong cuộc sống. Đó là đặc điểm quan trọng là bước phát triển rõ nét nhất của chính sách dân tộc nước ta thời Lê Sơ. III. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA NHÀ LÊ MẠT 1. Hoàn cảnh lịch sử Thế kỷ XVI - XVIII là thời kỳ mà lịch sử nước ta gắn liền với những biến động xã hội chính trị phức tạp. Xung đột nội bộ giữa các tập đoàn phong kiến đất nước bị chia cắt triền miên khiến cho lãnh thổ quốc gia thống nhất bị rạn nứt. Bên cạnh sự xung đột giữa các tập đoàn phong kiến phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi. Việc thực hiện chính sách dân tộc của triều đại Lê Mạt trong giai đoạn này cũng thăng trầm cùng các diễn biến chính trị và chịu sự tác động mạnh mẽ của diễn biến chính trị. Cụ thể vào đầu thế kỷ XVI nhà Lê bắt đầu đi vào con đường suy yếu tàn tạ thống trị sống xa hoa trụy lạc. Từ những thay đổi đó năm 1527 một tập đoàn phong kiến trong triều do Mạc Đăng Dung đứng đầu phế truất vua Lê lập ra triều Mạc và sau đó một thế lực phong kiến khác đứng đầu là Nguyễn Kim và tiếp sau là họ Trịnh lại dương cờ Phù Lê chống Mạc lập nên một triều đình khác tại Thanh Hoá sử cũ gọi là Nam Triều đối lập với Bắc Triều của nhà Mạc làm bùng nổ cuộc chiến tranh kéo dài nửa thế kỷ. Phía Nam bị họ Trịnh tấn công phía bắc thì bị nhà Minh chèn ép Mạc Đăng Dung vì lợi ích dòng họ của tập đoàn thống trị run sợ trước uy lực của ngoại bang. Vào mùa đông 1540 Mạc Đăng Dung đứng đầu một đoàn hơn 40 người Mỗi người đều cầm thước buộc dây ở cổ đi chân không đến trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng nộp hết sổ sách về đất đai quân dân và quan chức trong nước chờ phân xử dâng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.