TAILIEUCHUNG - Giáo trình Giản yếu về ngữ dụng học: Phần 2 - GS.TS Đỗ Hữu Châu

Tiếp nối phần 1, phần 2 của cuốn Giáo trình Giản yếu về ngữ dụng học gồm 3 chương cuối (từ chương 3 đến chương 5) có nội dung trình bày về: lập luận, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa của hàm ẩn và ý nghĩa của tường minh. phần 2 để nắm nội dung cụ thể của cuốn giáo trình. | CHƯƠnG III LẬP LUẬN I - LẬP LUẬN LÀ GÌ 1. Lập luận là đưa ra những lí lẽ nhằm đi đến một kết luận nào đấy. Ví dụ trong một cuộc hội thoại có những lời như sau A - Đi Hà Nội với mình đi. B - Mình không đi đâu. Trời đang mưa với lại mình đang còn mệt. B đã đưa ra kết luận Mình không đi đâu. Lí lẽ mà B viện ra để biện hộ cho kết luận đó là Trời đang mưa và đang còn mệt . Các lí lẽ đưa ra được gọi là luận cứ. Chứng ta có công thức lập luận sau đây p q r p q . là các luận cứ r là kết luận. Ta nói giữa q p r có quan hệ lập luận và tổ hợp p q . r được gọi là một lập luận. 2. Vị trí và sự hiên diên của luận cứ và kết luân a Kết luận có thể đứng ở trước các luận cứ có thể đứng ở sau hay ở giữa các luận cứ. Trong ví dụ trên kết luận r Mình không đi đâu. đứng trước p q. Lập luận này còn có thể phát biểu như sau Trời đang mưa với lại mình đang còn mệt mình không đi đâu. Trong trường hợp này r đứng sau p q lại có thể phát biểu Trời đang mưa mình không đi đâu vả lại mình đang mệt. Trong trường hợp này kết luận r đứng giữa hai luận cứ. b Kết luận và cả luận cứ có thể tường minh có nghĩa là nói rõ ra như các ví dụ trên đây mà cũng có thể hàm ẩn. Ví dụ trước lời rủ của A B có thể chỉ nói - Trời đang mưa. hoặc - Mình đang mệt. là A tự rứt ra được kết luận mà B muốn nêu ra. Đây là trường hợp kết luận hàm ẩn. Trong câu nói sau đây - Lan ơi Đi nấu cơm đi. Mẹ đi chợ về rồi đấy. Đi nấu cơm đi. là kết luận. Mẹ đi chợ về rồi đấy. chưa phải là luận cứ trực tiếp. Luận cứ trực tiếp nhưng không được nói ra hàm ẩn là - Đã có thức ăn rồi. hoặc - Đã trưa rồi. 23 Tuy nhiên về nguyên tắc kết luận hoặc luận cứ dù hàm ẩn nhưng phải làm thế nào cho căn cứ vào ngữ cảnh người nghe có thể tự mình rút ra được. Sau đây chúng ta sẽ biết rằng để rút ra được kết luận hay luận cứ ta phải dựa vào các lẽ thường. II - LẬP LUẬN VÀ LOGIC 1. Lập luận và logic Trong lôgic chúng ta có phép quy nạp và diễn dịch. Quy nạp hay diễn dịch cũng là căn cứ vào các luận cứ để đi đến kết luận luận cứ cục bộ đến kết luận khái .

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.