TAILIEUCHUNG - Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước, có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác, đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc thể thơ: Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được. | Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật I. Mở bài Văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX trở về trước có một thể thơ được các nhà thơ nước ta thường sử dụng để sáng tác đó là thể thơ thất ngôn bát cú. Đây là thể thơ xuất hiện từ đời Đường bên Trung Quốc truyền sang nước ta rất sớm và trở thành thể thơ quen thuộc của các nhà thơ nước ta. II. Thân bài 1. Nguồn gốc thể thơ Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu mỗi câu 7 chữ tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ 2. Các quy tắc a Dàn ý thông thường chia làm 4 phần Đề câu 1 - 2 Câu thứ nhất là câu phá đề mở ý cho đầu bài . Câu thứ hai là câu thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài . _ Thực câu 3 - 4 Còn gọi là cặp trạng nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài. _ Luận câu 5 - 6 Phát triển rộng ý đề bài. _ Kết hai câu cuối Kết thúc ý toàn bài. b Vần thường được gieo ở cuối câu 1 2 4 6 8. c Ngắt nhịp thường ngắt nhịp 2 2 3 4 3. d Đối Có 2 cặp đối Câu 3 đối với câu 4 câu 5 đối với câu 6 đối ở 3 mặt đối thanh đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý đối tương hổ hay đối tương phản. e Niêm Câu 1 niêm với câu 8 2 - 3 4 - 5 6 - 7 tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau. f Luật bằng trắc thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh. _ Chẳng hạn bài thơ viết theo luật bằng sau Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu. Câu 1 vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu B_____T B Câu 2 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù T____B T Câu 3 Đã khách không nhà trong bốn biển T B T Câu 4 Lại người có tội giữa năm châu. B____T B Bài thơ viết theo luật trắc Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.