TAILIEUCHUNG - Ông đồ: quá khứ - chiều của thời gian

Có lẽ hình ảnh của các Nho sĩ - thầy đồ bắt đầu xa sút trong xã hội Việt Nam từ cái thuở đôi tượng gỗ: "Thầy đồ và lão bán tơ" ra đời. Qua ánh mắt giễu cợt, mỉa mai của lão bán tơ (trang phục xuyền xoàng, vai đeo túi tiền, tay ầm cái cân) nhìn sang thầy đồ (trang phục chỉnh tề, đầy đủ bầu rượu túi thơ) nghệ sĩ dân gian đã dự cảm về sự bất cập của một lớp người. Và quả thật, tới những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX,. | Ông đồ quá khứ - chiều của thời gian Có lẽ hình ảnh của các Nho sĩ - thầy đồ bắt đầu xa sút trong xã hội Việt Nam từ cái thuở đôi tượng gỗ Thầy đồ và lão bán tơ ra đời. Qua ánh mắt giễu cợt mỉa mai của lão bán tơ trang phục xuyền xoàng vai đeo túi tiền tay ầm cái cân nhìn sang thầy đồ trang phục chỉnh tề đầy đủ bầu rượu túi thơ nghệ sĩ dân gian đã dự cảm về sự bất cập của một lớp người. Và quả thật tới những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX các ông đồ chỉ còn là vang bóng lịch sử người đời đã quên họ còn thi sĩ khi nhớ tới cũng đành ngậm ngùi thốt lên Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ Đoạn tuyệt với niêm luật tù túng không có nghĩa là từ bỏ các yếu tố có tính cổ điển của hình thức thơ ca truyền thống và cuộc Cách mạng thơ mới không phải là cuộc Âu hoá thơ Việt cũng không phải lá bước hứng khởi trực giác của cả một thế hệ nhà thơ. Những khổ tứ tuyệt những bài thất ngôn. xuất hiện khá nhiều trong thơ mới và điều đáng nói là ở chỗ chúng đã diển tả một cách tốt nhất Cây đàn muôn điệu của các hồn thơ. Cho nên tuyệt nhiên không vì 20 dòng ngũ ngôn mà Ông đồ của Vũ Đình Liên không thể sánh cùng những Nhớ rừng Ớ đây thôn Vĩ dạ hay Tiếng dịch sông Ô . Với 20 câu thơ giản dị không sử dụng các biện pháp tu từ cầu kỳ những liên tưởng vượt quá giới hạn hiện thực. bằng cái nhìn hướng ngoại từ tâm thức nhà thơ đến sự đồng điệu với nhân vật trữ tình Ông đồ đã không dừng lại ở sự cảm thông thuần túy. Năm khổ thơ dựng nên một hoàn cảnh trải dài theo thời gian chân thực đến mức không còn là những chấm phá mà là những dòng thơ có sức tạo hình. Một cảnh ngộ với ba khung cảnh được khắc họa ông đồ giữa náo nức của khách xuân ông đồ tư lự giữa cô đơn và ông đồ không còn ở chỗ ngồi quen thuộc. Giữa mỗi khung cảnh là một khoảng thời gian có thấp thoáng bóng nhà thơ - kẻ qua đường không vô tình. Thơ về mùa xuân lại nói chuyện buồn thật là sự bất thường nhưng cũng không là sự bất thường vì đó là nỗi niềm dậy lên từ tâm khảm nhà thơ. Chỉ có nhà thơ mới tạm dừng cái hối hả của độ xuân .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.