TAILIEUCHUNG - Công nghệ xử lý nền và thi công đê, đập phá sóng trên nền đất yếu - PGS.TS. Lê Xuân Roanh

Công nghệ thi công và xử lý thông dụng, xử lý nền đập phá sóng trên thềm biển là những nội dung chính trong bài giảng "Công nghệ xử lý nền và thi công đê, đập phá sóng trên nền đất yếu". để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu. | CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NỀN VÀ THI CÔNG ĐÊ ĐẬP PHÁ SÓNG TRÊN NỀN ĐẤT YẾU PGS. TS Lê Xuân Roanh Văn phòng Chương trình Đê biển 1. MỞ ĐẦU Nước ta có đường bờ biển dài trên 3200km và có rất nhiều con sông đổ ra biển vì vậy cần phải có hệ thống đê bao chắn nước. Theo thống kê hiện nay chúng ta đã xây dựng một hệ thống đê biển và cửa sông tương đối ổn định với chiều dài khoảng trên 2700km. An toàn của các con đê này lại phụ thuộc vào chất lượng kết cấu của đê trong đó vật liệu thân đê và nền đê là rất quan trọng. Trong quá trình quản lý đê điều cho thấy hiện tượng thấm qua nền hiện tượng mực nước ngầm dâng cao trong thân đê hiện tượng lún sạt trượt. đã và đang xảy ra ở một số đoạn đê. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý an toàn đê. Nội dung sau đây sẽ trình bày công nghệ và phương pháp xử lý nền đê đập móng đường khi thi công chúng trên nền đất yếu. Phân loại đất yếu theo nguồn gốc thành tạo Việc phân loại đất yếu được dựa theo nguồn gốc cấu thành chúng có hai nhóm Nguồn gốc khoáng vật và nguồn gốc hữu cơ. Loại có nguồn gốc khoáng vật thường là sét hoặc á sét trầm tích trong nước ở ven biển vùng vịnh đầm hồ đồng bằng tam giác châu loại này có thể lẫn hữu cơ trong quá trình trầm tích hàm lượng hữu cơ có thể tới 10 - 12 nên có thể có mầu nâu đen xám đen có mùi. Đối với loại này được xác định là đất yếu nếu ở trạng thái tự nhiên độ ẩm của chúng gần bằng hoặc cao hơn giới hạn chảy hệ số rỗng lớn sét e 1 5 á sét e 1 lực dính C theo kết quả cắt nhanh không thoát nước từ 0 15 daN cm2 trở xuống góc nội ma sát ọ từ 0 - 10 hoặc lực dính từ kết quả thí nghiệm cắt cánh hiện trường Cu 0 35 daN cm2. Ngoài ra ở các vùng thung lũng còn có thể hình thành đất yếu dưới dạng bùn cát bùn cát mịn hệ số rỗng e 1 0 độ bão hòa G 0 8 . Loại có nguồn gốc hữu cơ thường hình thành từ đầm lầy nơi nước tích đọng thường xuyên mực nước ngầm cao tại đây các loài thực vật phát triển thối rữa và phân hủy tạo ra các vật lắng hữu cơ lẫn với các trầm tích khoáng vật. Loại này thường gọi là đất đầm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.