TAILIEUCHUNG - Giáo án bài Trong lời mẹ hát – Tiếng việt 5 - GV.N.Tấn Tài

Mục tiêu: Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: Trong lời mẹ hát. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, viết đúng chính tả. | TIẾNG VIỆT LỚP 5 Chính tả (nghe – viết): Trong lời mẹ hát I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. 2. Kỹ năng: Nghe – viết đúng chính tả bài thơ: Trong lời mẹ hát 3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết, viết đúng chính tả II) Chuẩn bị: Bảng con, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy 1- Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết vào bảng con tên các cơ quan, đơn vị ở bài tập 2, 3 tiết trước. - Nhận xét HS viết bài. 2- Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn HS nghe – viết : - Gọi HS đọc bài viết. + Nội dung bài thơ nói điều gì? - Cho HS đọc lại bài thơ. - Yêu cầu HS tìm và luyện viết từ khó. + Em hãy nêu cách trình bày bài? - Đọc từng câu thơ cho HS viết. - Đọc lại toàn bài. - Thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung bài viết của HS. c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: - Mời 2 HS đọc nội dung bài tập. - Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: + Nội dung của đoạn văn thế nào? - Gọi 1 HS đọc lại tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn. - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Gắn bảng phụ đã viết ghi nhớ, cả lớp đọc thầm. - Cho HS làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài vào phiếu, dán bài trên bảng lớp. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. Hoạt động của trò - Viết bảng con tên các cơ quan, đơn vị theo yêu cầu của GV. - 1 HS, cả lớp theo dõi SGK. + Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ. - 2 HS đọc bài. - Tìm và luyện viết bảng con: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru. - HS tự nêu. - Nghe và viết bài. - Nghe và soát bài. Bài 2(147): Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn: Công ước về quyền trẻ em. - Đọc đoạn văn và trả lời: + Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. - HS làm bài, trình bày. + Ủy ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc + Tổ chức/ Lao động/ Quốc tế + Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em + Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em + Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế + Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ Điển + Đại hội đồng/ Liên hợp quốc (về, của tuy đứng đầu mỗi bộ phận cấu tạo tên nhưng không viết hoa vì chúng là quan hệ từ) 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.