TAILIEUCHUNG - Bài giảng Quản trị học: Chương 8 - Trang Thành Lập

Kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị từ nhà quản trị cao nhất đến nhà quản trị thấp nhất trong tổ chức. Trong chương này sẽ cung cấp cho người học những nội dung liên quan đến chức năng kiểm tra trong quản trị, mời các bạn tham khảo. | CHƯƠNG 8 CHỨC NĂNG KIỂM TRA KHÁI NIỆM II. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA III. QUI TRÌNH KIỂM TRA IV. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA I. KHÁI NIỆM 1. Khái niệm Chức năng kiểm tra là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm để đảm bảo các mục tiêu và kế hoạch vạch ra đã và đang được hoàn thành. Như vậy kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị từ nhà quản trị cao nhất đến nhà quản trị thấp nhất trong tổ chức I. KHÁI NIỆM 2. Tác dụng của kiểm tra Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu. Làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng. Phát hiện kịp thời những vấn đề và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai. Làm đơn giản hoá các vấn đề uỷ quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm. II. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ CHẾ KIỂM TRA 1. Cơ chế kiểm tra phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm tra. 2. Công việc kiểm tra phải được thiết kế theo đặc điểm cá nhân của cá nhà quản trị 3. Sự kiểm tra phải được thực hiện tại những điểm trọng yếu II. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ XÂY DỰNG CƠ CHẾ KIỂM TRA 4. Việc kiểm tra phải khách quan 5. Hệ thống kiểm tra phải phù hợp với bầu không khí của tổ chức 6. Việc kiểm tra cần phải tiết kiệm, và công việc kiểm tra phải tương xứng với chi phí của nó 7. Việc kiểm tra phải đưa đến hành động III. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CƠ BẢN Quá trình kiểm tra cơ bản được thấy ở bất kỳ nơi nào, kiểm tra bất kỳ cái gì, cũng bao gồm 3 bước : (1) xây dựng các tiêu chuẩn, (2) đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các tiêu chuẩn này và (3) điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và các kế hoạch III. QUÁ TRÌNH KIỂM TRA CƠ BẢN XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM TRA ĐO LƯỜNG KẾT QUẢ THỰC TẾ ĐIỀU CHỈNH KHÁC BIỆT IV. CÁC HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Kiểm tra dự phòng Một hệ thống kiểm tra tốt đối với nhà quản trị phải bao gồm việc kiểm tra mang tính chất dự phòng, tức là một sự kiểm tra nhằm tiên liệu trước việc sai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.