TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu giảm nhiệt hydrat hóa của xi măng bằng phụ gia sử dụng cho thi công bê tông khối lớn

Khi bê tông ninh kết, nghĩa là từ trạng thái lỏng nhão chuyển dần sang trạng thái rắn, do sự thủy hóa của xi măng, một lượng nhiệt rất lớn sinh ra làm cho nhiệt độ bê tông tăng lên. Đặc biệt đối với bê tông có kích thước lớn, vật liệu bê tông dẫn nhiệt kém, nhiệt lượng sinh ra tập trung trong bê tông làm cho nhiệt độ trong lòng bê tông trong thời gian ngắn tăng mạnh, tạo sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn so với lớp bên ngoài, gây nên ứng suất nhiệt làm nứt nẻ bê tông. Quá trình diễn biến nhiệt độ trong bê tông có thể tóm tắt gồm ba thời kỳ: tăng nhiệt, giảm nhiệt và ổn định nhiệt. | VẬT LIỆU XÂY DỰNG Nghiên cứu giảm nhiệt hydrat hoá của xỉ mãng bằng phụ gia sử dụng cho thỉ công bê tồng khối lớn TS TRƯƠNG VĂN NGÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 1. Sự thay đổi nhiệt độ trong bê tông và ứng suất nhiệt Khi bê tông ninh kết nghĩa là từ trạng thái lỏng nhão chuyển dần sang trạng thái rắn do sựthuỷ hoá của xi măng một lượng nhiệt rất lớn sinh ra làm cho nhiệt độ bê tông tăng lên. Đặc biệt đối với bê tông có kích thước lớn vật liệu bê tông dẫn nhiệt kém nhiệt lượng sinh ra tập trung trong bê tông làm cho nhiệt độ trong lòng bê tông trong thời gian ngắn tăng mạnh tạo sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn so với lớp bên ngoài gây nên ứng suất nhiệt làm nứt nẻ bê tông. Quá trình diễn biến nhiệt độ trong bê tông có thể tóm tắt gồm ba thời kỳ tăng nhiệt giảm nhiệt và ổn định nhiệt. Giới hạn của thời kỳ tăng nhiệt là Tmax sau đó nhiệt độ giảm dần và đến nhiệt độ ổn định cân bằng Tc. Nhiệt độ Tmax của thời kỳ tăng nhiệt bao gồm nhiệt độ của vật liệu chế tạo bê tông và nhiệt độ do xi măng thuỷ hoá lớn nhất sinh ra. Vì vậy nếu chúng ta giảm Tmax và kéo dài thời kỳ thuỷ hoá của xi măng trong bê tông sẽ giảm thiểu được nguy cơ nứt nẻ do ứng suất nhiệt gây ra trong bê tông khối lớn. Trong quá trình đổ bê tông với khối bê tông lớn bề mặt ngoài tiếp xúc môi trường nên toả nhiệt nhanh bên trong lại toả nhiệt chậm gây nên sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn. Như vậy bên ngoài co lại và bên trong nở ra. Phía trong lòng bê tông có ứng suất nén còn bề mặt sinh ứng suất kéo gây ra nứt bề mặt. Khi đổ bê tông trên nền đá hay nền móng cũ đối với lớp bê tông mới đổ sự biến dạng bị kiềm chế bởi nền móng ỏ giai đoạn bê tông phát nhiệt sinh ra ứng suất nén còn khi hạ nhiệt có ứng suất kéo. Khi ứng suất kéo quá giới hạn gây nên sự nứt xuyên và sâu 13m đôi khi vết nứt có thể xuyên suốt khối bê tông làm giảm chất lượng chống thấm và độ bền của công trình. Có thể tính ứng suất nhiệt theo công thức ơ EaRkp AT 1 - 1 Độ chênh lệch nhiệt độ Tmax - Tc Hệ số Poatxông n Ìấy từ 0 16 - 0 2 E X 1 đối với khối .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.