TAILIEUCHUNG - Tiểu luận: Giá trị và hạn chế của Triết học Ấn Độ
Triết học Ấn Độ được phát triển từ hơn ba ngàn năm trước, chúng gồm các ý tưởng, các thực hành và các phong tục xã hội. Tại Ấn, không có một tôn giáo thuần nhất, cũng chẳng có một nền triết học độc nhất; đúng hơn, với nhiều cách thức am hiểu và liên hệ với thế giới, triết học Ấn Ðộ cũng như tôn giáo, là một kho tàng chứa đựng các ý tưởng được bảo lưu một cách rộng rãi, trong đó một số ý tưởng này cổ đại hơn một số ý tưởng khác tới cả ngàn năm. Mời các bạn tham khảo bài tiểu luận để hiểu rõ những giá trị và hạn chế của triết học Ấn Độ. | Trong tám biện pháp tu luyện để đạt tới giác ngộ và giải thoát thì Chính kiến, Chính tư duy thuộc về môn tu luyện trí tuệ; Chính ngữ, Chính nghiệp và Chính mệnh thuộc về môn tu luyện đạo đức theo giới luật; còn Chính tinh tiến, Chính niệm và Chính địnhthuộc về môn tu thiền định. Phật giáo khái quát ba phương pháp tu tập đó gọi là “Tam học” gồm: giới, định và tuệ. Cùng với Bát chính đạo, Phật giáo còn đưa ra phép tu tổng quát cho tất cả các hạng phật tử, đó là Ngũ giới, tức là 5 điều răn, gồm: cấm sát sinh; cấm làm điều ác, xấu xa, gian dối, phi nghĩa; cấm tà dâm; cấm nói dối, bịa đặt; cấm uống rượu; Và Lục độ, tức là 6 phép tu, gồm: bố thí, tự đem công sức tài trí của cải của mình ra cứu người; trì giới, giữ nghiêm giới luật; nhẫn nhục, sự kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng trong hành động, lời nói, không phục thù ; tinh tiến, sự cố gắng, nỗ lực vươn lên, học tập tu luyện đạo pháp ngày một tốt hơn; thiền định, sự tập trung cao độ tâm trí vào một chỗ để tâm được an trí; bát nhã là trí tuệ do thiền định phát sinh mà hiểu rõ được thực tướng vạn pháp. Về sau những phương pháp tu luyện của Phật giáo còn được bổ sung khá phong phú, song phương pháp chủ yếu vẫn là Bát chính đạo, Ngũ giới và Lục độ. Trong đó Ngũ giới là phép tu bước đầu của người xuất gia tu hành; Lục độ là phép tu của các bậc tu hành đắc đạo.
đang nạp các trang xem trước