TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Thực trạng cố kết nhóm trong các nhóm chính thức của sinh viên một số trường đại học ở Hà nội"

Bài viết nghiên cứu tập trung vào việc xác định thực trạng mức độ cố kết của một số nhóm chính thức trong tập thể sinh viên ở một số trường đại học trên địa bàn HN, qua đó có thể khái quát những nội dung như các nhóm chính thức của sinh viên có cố kết tổng thể ở mức độ trung bình thấp, các nhóm này chưa có được sự thống nhất định hướng giá trị và sự thống nhất định hướng giá trị và sự thống nhất mục đích nhóm chưa cao, việc quan niệm cố kết. | THỰC TRẠNG co KET NHOM TRONG CÁC NHÓM CHÍNH THỨC CỦA SINH VIÊN MỘT số TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI Nguyễn Đức Sơn Khoa Tâm ỉỷ Giáo dục Trường ĐHSP Hà Nội. 1. Đặt vấn đê Nghiên cứu các mức độ cố kết của các nhóm xã hội là một vấn đề được nhiều nhà tâm lý học xã hội quan tâm vì nó vừa có ý nghĩa lý luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Về mặt lý luận nó chỉ ra được bản chất của hiện tượng cố kết nhóm góp phần làm rõ phương diện tâm lý xã hội đặc trưng trong đời sống của các nhóm xã hội. về mặt thực tiễn việc xác định được các mức độ cố kết của các nhóm tạo cơ sở cho việc thiết kế các biện pháp tác động giúp nhóm phát triển. Tuy vậy chưa có nhiều nghiên cứu về các mức độ cố kết của các nhóm đặc biệt là các nhóm sinh viên. Đây là một sự thiếu hụt lớn bởi khó có thể hình dung về một nhóm xã hội mà khồng biết được mức độ cố kết của nó. Do vậy nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào việc xác định thực trạng mức độ cố kết của một số nhóm chính thức trong tập thể sinh viên ở một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. 2. Khách thể và phương pháp nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên 32 nhóm chính thức của sinh viên thuộc 4 trường Đại học ĐHSP Hà Nội ĐH KHXH NV ĐH Bách khoa Hà Nội và Viện ĐH Mở Hà Nội nhóm chính thức là các tổ học tập của sinh viên trong một lớp . Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên mối trường chúng tôi chọn 8 nhóm thuộc 4 khối lớp từ năm thứ nhất đến nãm thứ 4 mỗi khối 2 nhóm. Tổng số sinh viên được nghiên cứu là 503. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra viết nhằm xác định các mức độ thống nhất mục đích của nhóm. Từ đó tính chỉ số cố kết mục đích và xác định mức độ cố kết mục đích của nhóm. - Phương pháp Trắc đạc xã hội của cho phép phát hiện sự lựa chọn lẫn nhau trong các nhóm chính thức từ đó tính chỉ sô cố kết và xác định mức độ cố TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 12 105 12 - 2007 5 kết của nhóm. Các tiêu chí trắc đạc xã hội được xây dựng cãn cứ vào các hoạt động cơ bản của sinh viên là hoạt động học tập hoạt động đoàn thể xã hội và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.