TAILIEUCHUNG - Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn. | UBND TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI : HÓA HỌC-LỚP 12-THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 29 tháng 3 năm 2013 =========== Bài 1 (3,0 điểm): Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O. Hãy cho biết. a) Tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: Góc (HNH) = 1070, góc (HSH)=920, góc (HOH) = 104,50. Giải thích. b) Tại sao ở điều kiện thường H2S và NH3 là chất khí còn H2O là chất lỏng. c) Tại sao H2O có khối lượng riêng lớn nhất ở 40C và P = 1 atm. Bài 2 (3,0 điểm): Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ, trong đó có một ion là SO42-, khi tác dụng vừa đủ với Ba(OH)2 đốt nóng cho 1 chất khí, kết tủa X, dung dịch Y. Dung dịch Y sau khi axit hóa bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hóa đen ngoài ánh sáng. Kết tủa X đem nung đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn Z. Giá trị a thay đổi tùy theo lượng Ba(OH)2 dùng: nếu vừa đủ a đạt cực đại, còn nếu lấy dư thì a giảm dần đến cực tiểu. Khi cho chất rắn Z với giá trị cực đại a=8,51g thấy Z chỉ phản ứng hết với 50 ml dung dịch HCl 1,2M và còn lại một bã rắn nặng 6,99 gam. Hãy lập luận xác định hai muối trong dung dịch. Bài 3 (4,0 điểm): Cho hỗn hợp A gồm ba oxit của sắt Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng. b) Tính khối lượng m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng . Bài 4 (4,0 điểm): Chia 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken (phân tử khối hơn kém nhau 28u) thành hai phần bằng nhau. Phần 1: đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho sản
đang nạp các trang xem trước