TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Cần sửa đổi, bổ sung một số điều về hợp đồng vay tài sản trong bộ luật dân sự "

Cùng với các quan hệ cho vay tài sản đang ngày càng đa dạng và phức tạp cả về số lượng và nội dung thì các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng phát triển theo. Đến nay, các văn bản điều chỉnh về hợp đồng vay tài sản mà đặc biệt là hợp đồng vay tiền đã khá hoàn thiện và đồng bộ. Có thể kể đến Bộ luật dân sự, Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/8/1998 về quản lí ngoại hối, Thông tư số 01/TTLT ngày 19/6/1997 hướng dẫn việc xét xử và thi. | ĐẶC SAN VỀ SỬA ĐỔI Bổ SUNG BỘ LUẬT DÂN sự CẩN SÚAĐÓI BỔ StlNQ MỘTSỐĐIỂU VỂ HỢPĐỔNQ VRYTàl sAn trong BỘ LdậTDêN sợ Cùng với các quan hệ cho vay tài sản đang ngày càng đa dạng và phức tạp cả về số lượng và nội dung thì các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này cũng phát triển theo. Đến nay các văn bản điều chỉnh về hợp đồng vay tài sản mà đặc biệt là hợp đồng vay tiền đã khá hoàn thiện và đồng bộ. Có thể kể đến Bộ luật dân sự Nghị định số 63 1998 NĐ-CP ngày 17 8 1998 về quản lí ngoại hối Thông tư số 01 TTLT ngày 19 6 1997 hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản và nhiều các văn bản dưới luật khác như Công văn số 43 1999 KHXX ngày 24 5 1999 của Tòa án nhân dân tối cao về tính lãi suất đối với các khoản tiền vay của ngân hàng Công văn số 49 1999 KHXX ngày 8 6 1999 của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng Thông tư liên tịch số 01 Báo cáo công tác xét xử của ngành toà án các năm Công văn số 81 2002 TANDTC ngày 10 6 2002 giải đáp một số vấn đề về nghiệp vụ xét xử các công văn của Ngân hàng nhà nước các quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên Bộ luật dân sự - văn bản có hiệu lực cao nhất mang tính quy định chung lại có một số điều luật có nội dung chưa chặt chẽ rõ ràng gây khó hiểu hoặc chưa theo kịp với các quan hệ vay tài sản đang biến đổi không ngừng trên thực tế. Để đóng góp ý kiến NGUyỄN MINH OANH cho việc sửa đổi bổ sung Bộ luật dân sự ở bài viết này chúng tôi xin phân tích một số điểm hạn chế và đề xuất hướng khắc phục như sau 1. Nghĩa vụ của bên cho vay Khoản 3 Điều 470 quy định bên cho vay không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn trừ trường hợp quy định ở Điều 475 của Bộ luật này . Thực ra quyền yêu cầu trả tài sản trước thời hạn không chỉ được quy định ở Điều 475 mà còn được quy định ở Điều 472. Tuy nhiên việc đòi lại tài sản vay trước thời hạn là quyền của bên cho vay khi thoả mãn điều kiện do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Không có quyền không có nghĩa là người cho vay phải có nghĩa vụ đối .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.