TAILIEUCHUNG - Vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Vấn đề "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" sẽ giới thiệu tới các bạn về những quan điểm của Hồ Chí Minh về vao trò đạo đức, quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới,. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo tài liệu. | “Trung” và “Hiếu” là những khái niệm đạo đức cũ, khái niệm đạo đức Nho giáo, chứa đựng nội dung hạn hẹp “trung với vua, hiếu với cha mẹ”. Hồ Chí Minh không hoàn toàn gạt bỏ khái niệm đạo đức cũ đã ăn sâu trong nhận thức và hành động của con người Việt Nam hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến, thể hiện bổn phận của bầy tôi đối với vua, của con cái với cha mẹ. Nhưng Người đưa vào khái niệm cũ nội dung mới, có ý nghĩa khoa học, cách mạng và nhân văn là "trung với nước, hiếu với dân”. Đâv là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Người gạt bỏ điều cốt lõi nhất trong đạo đức Nho giáo là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua phong kiến. Cái mà Nho giáo tôn thờ nhất chính là cái mà cách mạng lên án và đánh đổ. Hồ Chí Minh không chấp nhận lòng trung thành của nhân dân bị áp bức với kẻ áp bức mình. Hồ Chí Minh đã đảo lại thế đứng cho quan niệm đạo đức cũ. Người viết: "Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chồng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân”. Nhân dân từ thân phận nô lệ không có quyền tự do, dân chủ trở thành người chủ, sáng tạo ra lịch sử. Dưới chế độ phong kiến, quan là phụ mẫu của dân, dưới chế độ mới, dân là chủ, cán bộ, đảng viên là đầy tớ của dân. Làm cán bộ làm lãnh đạo là làm đày tớ của dân.
đang nạp các trang xem trước