TAILIEUCHUNG - Đề tài: Ứng dụng chữ ký điện tử trong công tác cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử
Ngày nay trong thời đại số hóa, công nghệ thông tin đã trở thành một công cụ đắc lực trong việc thực hiện và hỗ trợ cho các hoạt động của đời sống xã hội cũng như các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là chữ ký điện tử trong các dịch vụ công trực tuyến đã được chính phủ quan tâm và triển khai, điển hình là hệ thống chứng nhận xuất xứ điện tử eCoSys | - Tại Việt Nam, hiện có 15 phòng quản lý xuất nhập khẩu tại các địa phương, 37 phòng cấp chứng nhận C/O form D tại các khu công nghiệp, khu chế xuất kết hợp cùng hệ thống các phòng quản lý xuất nhập khẩu (XNK) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đây là hệ thống xương sống hỗ trợ các doanh nghiệp cả nước trong quá trình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với số lượng lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước kết hợp với việc doanh nghiệp phân bố rải rác ở nhiều nơi, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong những năm từ 2007 trở về trước vẫn tồn tại nhiều khó khăn và hạn chế như thời gian phục vụ (trong giờ hành chính), doanh nghiệp phải đi lại nhiều (như thời điểm năm 2003, có doanh nghiệp xuất khẩu phải đi 600km từ Khánh Hòa ra Đà nẵng để xin CO, trong trường hợp hồ sơ không đạt yêu cầu, doanh nghiệp phải trở về làm lại thủ tục từ đầu). Điều này đã tác động không nhỏ tới hiệu quả hoạt động, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên sau khi xây dựng và triển khai hệ thống cấp và quản lý chứng nhận xuất xứ điện tử thì điều này đã được khắc phục một cách rõ ràng, các doanh nghiệp xuất khẩu đã rất hài lòng. Bên cạnh lợi ích cụ thể về chi phí cho doanh nghiệp khi xin C/O, việc tham gia hệ thống eCoSys cũng mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh mới. Hệ thống eCoSys là một trong những dịch vụ công đầu tiên ứng dụng công nghệ chữ ký số đảm bảo tính xác thực cho các giao dịch trực tuyến. Khi doanh nghiệp sớm tiếp cận với công nghệ mới sẽ tránh được những rủi ro và thiệt hại trong kinh doanh khi giao dịch với các đối tác nước ngoài những nguy cơ phát sinh chủ yếu do yếu kém về công nghệ. Mặt khác, khi tham gia vào eCoSys, các doanh nghiệp cũng đồng thời có cơ hội được hỗ trợ từ các dự án xúc tiến thương mại điện tử của Bộ Công Thương như Cổng thương mại điện tử quốc gia (), tham gia hệ thống phân loại website thương mại điện tử uy tín (), chương trình website miễn phí cho doanh nghiệp, Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới đối tác, thu thập các thông tin quan trọng về các thị trường tiềm năng, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp mình với đối tác và bạn hàng. Đó là điều mà tất cả các Bộ, ngành đều rất mong muốn đạt được.
đang nạp các trang xem trước