TAILIEUCHUNG - Giáo trình Luật ngân hàng

Giáo trình Luật ngân hàng có kết cấu nội dung gồm 4 chương, trong đó chương 1 giới thiệu những vấn đề lý luận chung về luật ngân hàng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chương 2 trình bày về địa vị pháp lý của ngân hàng nhà nước Việt Nam, chương 3 cung cấp kiến thức về địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng, chương 4 đề cập về pháp luật về tín dụng ngân hàng. tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết. | Giáo trình Luật ngân hàng 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LUẬT NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG VÀ CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1 Sự hình thành của hoạt động ngân hàng và các ngân hàng Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tiền tệ. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển để đáp ứng nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hóa người ta đã sáng tạo ra tiền tệ đóng vai trò là vật ngang gia chung. Trước đây đối với nền kinh tế hàng hóa giản đơn phương thức trao đổi sơ khai hàng đổi hàng được các bên áp dụng. Tuy nhiên phương thức này chỉ khả thi khi cả hai bên cùng lúc có nhu cầu về hàng hóa của nhau một cách tương thích. Do vậy nhiều trường hợp phương thức hàng đổi hàng trở nên không hữu hiệu trong khi nhu cầu trao đổi giữa các bên vẫn có. Theo thời gian hoạt động lưu thông trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển một phương thức trao đổi tiến bộ hơn đã được áp dụng đó là hàng-vật ngang giá chung-hàng . Thực chất các vật ngang giá chung đó mang bản chất của tiền và được xem như hình thức sơ khai đầu tiên của tiền tệ. Ở giai đoạn đầu vật ngang giá chung-tiền được các bên ấn định là vật có giá trị thực chẳng hạn như da thú kim loại vỏ sau để giản tiện và ít tốn công bảo quản người ta đã biết đến hình thức của tiền tiến bộ hơn. Theo đó các bên có thể quy ước với nhau về vật ngang giá chung mang tính chất ước lệ không nhất thiết phải là vật có giá trị thực chẳng hạn như tiền kim loại tiền giấy. Sự xuất hiện của tiền tệ càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông mua bán hàng hóa. Hoạt động trao đổi ngày càng phát triển vượt ra khỏi phạm vi giữa một vùng khu vực quốc gia nhất định. Các thương nhân có thể mang hàng hóa tiến hành trao đổi giữa các vùng lãnh thổ khu vực khác nhau. Tuy nhiên theo đặc trưng vùng miền tập quán xã hội tồn tại nhiều hình thức tiền tệ đóng vai trò là vật ngang giá chung khác nhau. Do đó nhu cầu chuyển đổi tiền tệ phù hợp với .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.