TAILIEUCHUNG - Đánh giá tình hình biến động lòng dẫn hạ lưu sông Thu Bồn từ Giao Thủy tới Cửa Đại bằng công nghệ viễn thám GIS - PGS.TS. Vũ Minh Cát

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu, nội dung bài viết "Đánh giá tình hình biến động lòng dẫn hạ lưu sông Thu Bồn từ Giao Thủy tới Cửa Đại bằng công nghệ viễn thám GIS" dưới đây. Nội dung bài viết trình bày về tình hình biến động lòng dẫn hạ lưu sông Thu Bồn, giải pháp hạn chế, giảm nhẹ thiệt hại xói lở,. | ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH BIÊN ĐỘNG LÒNG DAN hạ Lưu SÔNG THU BỒN TỪ GIAO THỦY TỚI CỬA đại BẰNG CÔNG NGHỆ VIÊN THÁM- GIS PGS. TS. Vũ Minh Cát Phòng Quản lý khoa học HTQT Tóm tắt Trong những năm gần đây mưa lũ ngày càng có xu thế ác liệt thêm vào đó là các tác động ngược do con người gây ra như phá rừng các hoạt động dân sinh kinh tế chưa hợp lý gây nên những biến động mạnh mẽ hạ lưu sông. Thông qua việc nghiên cứu diễn biến sông bằng công nghệ viễn thám bài báo mong muốn đóng góp những giải pháp nhằm hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do xói lở gây ra nhằm phát triển bền vững kinh tế xã hội cho khu vực. 1. MỞ ĐẦU Sông Thu Bổn bắt nguồn từ sườn núi phía đông dãy Trường Sơn có độ cao trung bình khoảng 200-300m với đỉnh Gle-lang ở thượng nguồn dòng chính Thu Bồn có độ cao lớn nhất đạt tới 1855m. Trước khi chảy vào vùng đồng bằng trũng thấp ven biển sông Thu Bồn có hai nhánh chính Thu Bồn và Vu Gia nối với nhau bằng sông Quảng Huế tại khu vực huyện Đại Lộc - tỉnh Quảng Nam sau đó chảy ra biển trên miền đồng bằng với nhánh sông Ái Nghĩa chảy ra cửa Hàn và nhánh Thu Bồn chảy ra cửa Đại. Bài báo này trình bày nghiên cứu biến động lòng dẫn nhánh Thu Bồn với chiều dài tới cửa Đại khoảng 40 km. Các thành tạo trầm tích trên bề mặt đồng bằng chủ yếu là loại vật liệu bở rời cát thô cát nhỏ cát pha . Dọc theo các lòng dẫn không có các hệ thống đê bao và đê ngăn lũ dòng nước lũ thường chảy tràn mặt bãi và không bị bó hẹp trong một không gian cứng nên lòng dẫn có điều kiện phát triển tự do trong quá trình tiến hoá tự nhiên của dòng sông. Mùa mưa lũ ở vùng nghiên cứu từ tháng IX đến tháng XII với tổng lượng dòng chảy chiếm từ 70 đến 80 tổng lượng dòng chảy năm. Lũ chính vụ xảy ra chủ yếu trong hai tháng X và XI. Lưu tốc dòng chảy lũ biên độ lũ và cường suất lũ đều rất lớn Bảng 1 Bảng 1 Lưu tốc biên độ và cường suất lũ tại Nông Sơn và Giao Thủy Trạm V max Biên độ lũ AH m AH At cm h Nông Sơn Giao Thủy Mật độ dân số trên vùng đổng bằng khá cao trên dưới 1000 người .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.