TAILIEUCHUNG - Đôi nét về phương pháp Power

Xin giới thiệu tới các bạn sinh viên "Đôi nét về phương pháp Power" của sinh viên Nguyễn Lê Như Ý về phương pháp có sự kết hợp hài hòa giữa 5 yếu tố. Đó là phương pháp POWER (Prepare + Organize + Work + Evaluate + Rethink or Recreate) của giáo sư Robert Feldman. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | ĐÔI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP POWER1 Sv Nguyễn Lê Như Ý Lớp 10QK Các bạn sinh viên cần hiểu rằng học đại học là một quá trình rất dài mỗi ngày chúng ta phải thay đổi phải cải thiện suy nghĩ và tư duy để quen với quá trình này bởi ở đại học sẽ không có những phương pháp học truyền thống như đọc chép hoặc chỉ răm rắp học lý thuyết mà đó chính là quá trình học - nghiên cứu - thực hiện - phân tích - ghi nhớ và quan trọng nhất là vận dụng thầy cô chỉ chịu trách nhiệm hướng dẫn cho chúng ta hướng đi chúng ta phải tự bước đi trên con đường đó. Với kinh nghiệm của một sinh viên năm tư tôi có thể chia sẻ với các bạn một phương pháp học đại học có thể nói là rất hiệu quả. Một phương pháp có sự kết hợp hài hòa giữa 5 yếu tố. Đó là phương pháp POWER Prepare Organize Work Evaluate Rethink or Recreate của giáo sư Robert Feldman. 1. Prepare chuẩn bị là quá trình quan trọng và cần thiết nhất. Nhiều sinh viên vẫn chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi lên lớp mặc dù đây là điều thiết yếu dù học bất cứ cấp nào hoặc môn học nào. Chuẩn bị bài đơn giản chỉ là việc xem lại bài cũ đọc trước bài mới đánh dấu vào những vấn đề khó hiểu để tham gia bàn bạc thảo luận trên lớp. Quá trình chuẩn bị chiếm mức độ quan trọng tới 80 có chuẩn bị bài có đọc sách mới nắm được hết nội dung thầy cô giảng có thể đặt những câu hỏi thắc mắc và nắm bài ngay trên lớp. Chuẩn bị bài có thể chia nhỏ ra thành nhiều công việc mỗi công việc lại có một mức độ quan trọng riêng phải có sự kết hợp của tất cả các nội dung thì phần chuẩn bị mới gọi là hoàn thành. Xem lại bài cũ chắc hẳn chúng ta không còn lạ lẫm với việc xem lại bài cũ trước khi lên lớp. Các bạn sinh viên phải hiểu rằng hiệu quả của việc xem lại bài cũ không nhỏ điều này giúp chúng ta ghi nhớ bài sâu hơn xoay xở nhanh hơn với những bài tập khó giải quyết vấn đề một cách tư duy logic. Hầu hết tất cả các bài học đều có liên quan mật thiết với nhau bởi vậy xem lại bài cũ có thể giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt và tiếp thu bài mới từ đó tạo nên một sơ đồ tư duy giữa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.