TAILIEUCHUNG - Thằn lằn trị hen suyễn ở trẻ

Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng. Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longiccaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense). Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thằn lằn) có hình dáng giống cá cóc, nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và. | THẰN LẰN Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI Hỏi: Con tôi bị bệnh suyễn, gầy yếu và ăn rất ít. Tôi đã cho cháu dùng nhiều loại thuốc Tây y nhưng bệnh ít thuyên giảm. Có người mách là bắt thằn lằn làm thịt cho cháu ăn. Xin bác sĩ cho biết, thằn lằn có ăn được không, có tác dụng ra sao với bệnh hen suyễn? (Huỳnh Ngọc Đại - Đồng Nai) Trả lời: Còn gọi là rắn mối. Tên khoa học Mabuya sp. Thuộc họ thằn lằn bóng Scincidae. Mô tả con vật Ở Việt Nam có ba loài thằn lằn bóng. Thằn lằn bóng hoa (Mabuya multifasciata), thằn lằn bóng đuôi dài (Mabuya longiccaudata), thằn lằn bóng Sapa (Mabuya chapaense). Thằn lằn bóng (thông thường nhân dân gọi là thằn lằn) có hình dáng giống cá cóc, nhưng thân vững chắc, cổ rõ ràng, đuôi hình trụ thon dài. Chi dài và khỏe, đầu gối của chi sau không hướng sang bên như cá cóc mà hướng về phía trước. Chi trước và chi sau đều có 5 ngón. Vỏ da thằn lằn có vảy sừng, đầu có nhiều tấm vảy lớn đối xứng ghép sát nhau và thân có vảy nhỏ tròn xếp lên nhau như vảy cá. Ngón có vuốt phát triển. Tuyến da chính thức thiếu làm da thằn lằn rất khô. Nhờ màng phôi đặc biệt, thằn lằn sinh sống hoàn toàn ở cạn. Thằn lằn bóng đuôi dài đẻ trứng có vỏ thấm calci và phát triển ở ngoài, còn thằn lằn bóng hoa và thằn lằn bóng Sapa có trứng thiếu vỏ dai và phát triển trong cơ thể mẹ, cụ thể trong noãn quản cho tới khi thành con. Đây là trường hợp đẻ trứng thai. Thằn lằn giao phối vào mùa xuân và đẻ vào mùa hè. Thằn lằn bóng đẻ khoảng 6-8 trứng, (thằn lằn bóng đuôi dài) hoặc 3-5 con (thằn lằn hoa và thằn lằn Sapa). Con mới đẻ dài khoảng 8cm kể cả đuôi. Sau khi đẻ, thằn lằn mẹ còn chăm sóc con trong thời gian nhất định rồi mới để con tự lập. Phân bố săn bắt và chế biến Thằn lằn bóng hoạt động ban ngày, vào khoảng thời gian có nhiệt độ nhất định (từ 20-300). Khoảng thời gian này thay đổi tùy theo mùa. Vào mùa hè thằn lằn ra kiếm ăn từ lúc mặt trời mọc tới lúc mặt trời lặn, buổi trưa chui vào chỗ râm ở bụi cây để tránh nắng. Mùa đông thằn lằn trú trong hang, chỉ ra vào những ngày nắng ấm và vào lúc nhiệt độ cao nhất trong ngày thường là buổi trưa. Khi nguy hiểm con vật chạy rất nhanh về nơi trú ẩn, tạm náu ở đó một thời gian rồi lặng lẽ bò trong lớp cỏ hay trong cây đi nơi khác. Thằn lằn cũng dễ dàng tự cắt đuôi để chạy khi bị bắt và ở chỗ cắt sẽ mọc đuôi mới. Đuôi có thể mọc lại vài lần. Dựa vào đặc tính sinh hoạt của thằn lằn, người ta câu thằn lằn ở những nơi và vào những giờ chúng hay đi lại. Thằn lằn lột xác vào mùa hè, thường sau những cơn mưa và có thể lột xác ba bốn lần trong mùa. Sau khi lột xác thằn lằn cũng ăn da như nhiều loại thằn lằn khác. Người ta chủ yếu bắt thằn lằn sống về làm thịt ăn. Thành phần hóa học Chỉ mới biết trong thằn lằn có protit ăn được. Còn có chất gì chữa bệnh đặc biệt khác chưa rõ. Công dụng và liều dùng Nhân dân tại nhiều vùng bắt thằn lằn làm thịt cho những trẻ em bị hen suyễn, gầy, ít ăn. Mỗi ngày ăn nửa hay một con tùy theo tuổi. Chú ý: Nhân dân miền Bắc gọi con thằn lằn mô tả trên đây là thằn lằn hay rắn mối và gọi con vật giống thằn lằn nhưng nhỏ hơn, sống trong nhà là con thạch sùng, nhưng ở một số tỉnh miền Nam lại gọi con thằn lằn mô tả trên là con rắn mối, còn con thạch sùng sống trong nhà là con thằn lằn. Cần chú ý tránh nhầm lẫn.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.