TAILIEUCHUNG - Tiểu luận Đầu tư quốc tế: Đánh giá tác động của văn hóa – xã hội Việt Nam tới đầu tư quốc tế vào Việt Nam
Tiểu luận đầu tư quốc tế: Đánh giá tác động của văn hóa – xã hội Việt Nam tới đầu tư quốc tế vào Việt Nam có nội dung trình bày tổng quan về môi trường đầu tư, đánh giá tình hình môi trường quốc tế của Việt Nam hiện nay dưới góc độ của nhà đầu tư nước ngoài, các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam. | Hai là, các tôn giáo, tín ngưỡng dung hợp, đan xen và hòa đồng, không có kì thị, tranh chấp và xung đột tôn giáo. Các tín ngưỡng truyền thống và tàn dư tôn giáo nguyên thủy in dấy khá sâu đậm vào đời sống tinh thần của người Việt Nam, theo suốt chiều dài lịch sử, đó là cái nền tâm linh để dễ dàng đón nhận sự du nhập của các tôn giáo khác. Sự khoan dung, lòng độ lượng và nhân ái của dân tộc Việt, cùng với yêu cầu phải đoàn kết toàn dân để bảo vệ nền độc lập, thống nhất lãnh thổ, nên người Việt Nam tiếp cận các tôn giáo khác nhau 1 cách tự nhiên, miễn là nó không trái với lợi ích dân tộc – quốc gia và truyền thống văn hóa, tín ngưỡng cổ truyền. Sự phân bố tôn giáo ở nước ta có đặc điểm nổi bật là giáo dân của các tôn giáo thường sinh sống thành từng cộng đồng quy mô nhỏ, các cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể sống xen kẽ nhau. Ở nhiều nơi, trong 1 làng, 1 xã cũng có các nhóm tín đồ của các tôn giáo khác nhau sống đan xen, hòa hợp nhau, hoặc xen kẽ với những người không theo tôn giáo nào. Chính điều này đã làm nên sự khác biệt cho môi trường tôn giáo Việt Nam, cũng như môi trường đầu tư Việt Nam so với các quốc gia khác, nơi mà mâu thuẫn và đụng độ tôn giáo vẫn diễn ra hằng ngày. Sự yên bình và đoàn kết của các tín đồ tôn giáo khác nhau cũng như những người theo tín ngưỡng dân gian chính là một sự đảm bảo đáng tin cậy cho sự an toàn và ổn định của chính trị - xã hội, từ đó tạo sự tin tưởng về một tương lai phát triển bền vững cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ mong muốn mang nguồn vốn của mình đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cũng chính vì tinh thần đoàn kết ấy, dẫn tới lối sống cục bộ của những người dân xa quê. Tâm lý vùng miền lại là một vấn đề khá nhạy cảm đối với người dân Việt Nam. Với hệ thống thanh điệu và giọng nói khác nhau theo từng vùng miền, có vẻ như đó được xem như là một sự chia rẽ ngầm trong khuôn khổ một đất nước đoàn kết. Tuy rằng nó chưa thực sự lớn, nhưng thi thoảng vẫn nổ ra một vài đụng độ không đáng có giữa các nhóm người với nhau mà nguyên nhân là do tâm lý vùng miền. Điều này cũng là một vấn đề phải cân nhắc khi các nhà đầu tư muốn mở rộng thì trường ở Việt Nam và vấn đề thuê nhân công ở các thành phố lớn.
đang nạp các trang xem trước