TAILIEUCHUNG - Địa lớp 10 bài 10
BÀI 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Xác định vị trí, trình bày và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ. - Nhận xét và giải thích được mối quan hệ giữa các khu vực nói trên. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ (Himalaya, Anpo,Coocdie, Andet), các vùng có. | Tuần 5 - Tiết 9 BÀI 10: THỰC HÀNH: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Xác định vị trí, trình bày và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ. - Nhận xét và giải thích được mối quan hệ giữa các khu vực nói trên. 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ các vùng núi trẻ (Himalaya, Anpo,Coocdie, Andet), các vùng có nhiều động đất núi lửa (Thái Bình Dương,Địa Trung Hải, Đại Tây Dương) và nhận xét. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp - Phương pháp đàm thoại gợi mở - Phương pháp giảng giải - Phươn pháp làm việc nhóm. 2. Phương tiện dạy học - Bản đồ Tự nhiên thế giới. - Bản đồ Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu quá trình xâm thực? Câu 2: Nêu quá trình vận chuyển và bồi tụ? 3. Học bài mới * Mở bài : GV nêu nhiệm vụ cần hoàn thành của giờ học: - Xác định trên hình 10 và bản đồ các mảng kiến tạo, các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ, bản đồ Tự nhiên thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới. - Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CHÍNH HĐ 1: Nhóm - GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Xác định vị trí một số vùng có nhiều động đất, núi lửa, nhận xét và giải thích. Nhóm 2: Nêu tên và xác định vị trí các vùng có núi trẻ trên thế giới, nhận xét và giải thích. Gợi ý: Nhóm 1 HS tìm trên bản đồ một số vành đai: + Vành đai lửa Thái Bình Dương. + Khu vực Địa Trung Hải. + Khu vực Đông Phi. Nhóm 3: Tìm các dãy núi trẻ Anpơ, Capca, Pirênê, Himalaya, coocđie và Anđet. + Dựa vào lược đồ các mảng, nhận xét sự hình thành của các dãy núi trẻ có liên quan gì đến sự tiếp xúc các mảng. HS trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Đại diện nhóm phát biểu, HS khác bổ sung GV chuẩn kiến thức. HĐ 2: Cả lớp Bước 1: HS dựa vào hình 10 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ với sự chuyển dịch các mảng kiến tạo của thạch quyển và giải thích. GV kết luận: Vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường phân bố ở khu vực tiếp xúc của những địa mảng. I. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ - Vành đai động đất, núi lửa : vùng ven bờ đại dương Thái Bình Dương, vùng núi ngầm đại dương Đại Tây Dương, khu vực Nam Âu - Địa Trung Hải. - Các dãy núi trẻ: Himalaya, Coocđie, Anđet. II. Nhận xét về sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ : - Núi lửa thường phân bố tập trung thành vùng lớn và trùng với các vùng động đất, tạo núi hoặc những khu vực kiến tạo Trái Đất. − Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển. − Nguyên nhân khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hoặc tách dãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa, các hoạt động tạo núi. 4. Đánh giá Mối quan hệ giữa các vành đai động đất, núi lửa, sinh khoáng và sự tiếp xúc của các mảng ? 5. Hoạt động nối tiếp Về nhà học sinh học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. *Rút kinh nghiệm
đang nạp các trang xem trước