TAILIEUCHUNG - Làm gì với tuổi “không biết sợ là gì” của con?

Một đứa bé 2 tuổi luôn nghĩ rằng cuộc sống là bất diệt, tai nạn hoặc sự cố sẽ chẳng bao giờ xảy ra với nó. Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự hình thành nhận thức về sự nguy hiểm của trẻ đã khám phá nhiều điều rất thú vị. | Làm gì với tuổi không biết sợ là gì của con Một đứa bé 2 tuổi luôn nghĩ rằng cuộc sống là bất diệt tai nạn hoặc sự cố sẽ chẳng bao giờ xảy ra với nó. Các nhà tâm lý học nghiên cứu sự hình thành nhận thức về sự nguy hiểm của trẻ đã khám phá nhiều điều rất thú vị. Sự kích động cũng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ Trẻ dưới 3 tuổi không lường trước được sự hiểm nguy điều đó có nghĩa là người lớn phải luôn để mắt đến chúng dù bé đang ở đâu và làm gì. Một món đồ chơi được xem là an toàn cũng có thể trở thành hiểm nguy cho tính mạng của đứa trẻ nếu người lớn cứ để bé ngồi chơi một mình. Bé không biết gì là nguy hiểm nên cứ thế mà nhai mà nuốt những hột nút cho đỡ ngứa nướu trong khi đang mọc răng hoặc cứ tưởng là mình được thưởng thức món ăn mới. Nhiều khi bé tỏ ra ý thức và thận trọng với sự nguy hiểm nhưng do sự phán đoán của đứa bé 2 tuổi bị tác động bởi xúc cảm nên bé tỏ ra coi thường sự an toàn của bản thân một khi bé nổi giận hoặc buồn rầu. Sự kích động cũng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ ví dụ như sự vui mừng háo hức khi thấy một người bạn của mình đang được mẹ dẫn đi dạo bên kia đường và thế là bé quên mất sự an toàn của bản thân bé sẽ lao xuống đường bất chấp dòng xe cộ đang lưu thông để đến với bạn mình. Bé trai 2 tuổi tự nhiên đổ lỗi và có thể sẽ động chân động tay với người bên cạnh mỗi khi bé bị đau mà không cần biết đến vì sao và tại ai. Trong khi đó thì bé gái lại tự nhận lỗi sau này thái độ của bé có thay đổI . Con trai thường bất cẩn hơn. Một đứa trẻ 2 tuổi thường phát triển nhận thức về sự nguy hiểm tốt hơn nếu chúng được khen thưởng vì có hành động đúng thay vì bị trừng phạt một khi chúng hành động sai. Cha mẹ thường dễ dàng chấp nhận thái độ bất cẩn ở bé trai hơn là bé gái. Nếu một bé trai tự làm đau mình bé thường quên ngay kinh nghiệm đau thương đó và rồi lại làm mình bị đau. Lời khuyên về an toàn cho bé - Hãy tưởng tượng mình là bé và nhìn quanh nhà và bạn sẽ biết làm cách .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.