TAILIEUCHUNG - SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM

Có những cái cũ mà vẫn mới, thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đáo - nó chứa đựng nhiều ẩn số và vì thế nó luôn mới, đến mức làm ta ngạc nhiên. Nó còn có tác dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay nghệ thuật điêu khắc truyền thống là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật. | SỰ LINH BIẾN CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM bệ đá tượng Phật chùa Thày Có những cái cũ mà vẫn mới thậm chí còn rất mới vì ta chưa hiểu thấu đáo - nó chứa đựng nhiều ẩn số và vì thế nó luôn mới đến mức làm ta ngạc nhiên. Nó còn có tác dụng rất nhiều cho cuộc sống hôm nay -nghệ thuật điêu khắc truyền thống là một vấn đề như thế mà sáng tác hiện nay chưa khám phá hết để nghệ thuật nối liền mạch từ xưa đến hiện tại. Dân tộc và hiện đại là cái hồn của nghệ thuật đương đại. Việc nghiên cứu này thật là cần thiết. Chúng ta đã có những học giả thật sự uyên bác bỏ công cả đời người nghiên cứu trên mảnh đất điêu khắc truyền thống còn nhiều bí ẩn như học giả Nguyễn Đỗ Cung Công Văn Trung. Nhưng tất cả chỉ là mở đầu. Tiếp theo hai ông là một thế hệ học trò năng nổ say mê với nghề nghiệp tuổi trẻ dong xe đi khắp miền Bắc để đo đạc in dập bản khắc mô tả tỷ mỷ chụp ảnh lấy tư liệu mà chúng ta có thể kể tên các nhà nghiên cứu Trần Mạnh Phú Chu Quang Trứ Nguyễn Bích Nguyễn Du Chi Nguyễn Đỗ Bảo. Nhưng tất cả vẫn loay hoay trong cái vòng khai phá của các bậc thầy. Trong bài này tôi không dám hy vọng làm cái việc qua mặt các bậc thầy những mong thu hẹp phạm vi nghiên cứu trong sự phân tích mối quan hệ linh biến tài hoa của ông cha ta khi xử lý ba yếu tố hình thể -hình khối - không gian trong các công trình nghệ thuật. Ta hãy xem cái điều linh biến đó thật phong phú và huyền diệu như thế nào Nghệ thuật điêu khắc truyền thống Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử mỗi thời kỳ mang một sắc thái riêng biệt mà chúng ta không thể hòa trộn vào nhau được nghệ thuật thời Lý với nghệ thuật thời Trần nghệ thuật thời Trần với nghệ thuật thời Lê nghệ thuật thời Lê với nghệ thuật thời Nguyễn. ví như nghệ thuật thời Lý pho tượng Đức Phật Adi đà chùa Phật Tích là sự cân bằng các yếu tố hình thể - hình khối - không gian. Sự cân bằng các yếu tố của pho tượng Đức Phật Adi Đà đến kỳ lạ khiến pho tượng có một thế ngồi tĩnh lặng nhưng không giống như một cái xác chết vô hồn bởi vì những nếp áo của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.