TAILIEUCHUNG - BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ

Xuân Canh Dần năm nay, Bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc tử giám được vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Với những ai yêu mến kho tàng mỹ thuật cổ truyền của cha ông, đấy là niềm vui lớn. nhưng không trọn vẹn. Không phải những tấm bia đá – những pho sử văn hiến của dân tộc không xứng tầm nhân loại, mà chính là những nghiên cứu, bảo tồn của thế hệ hậu sinh của chúng ta chưa tương xứng. . | BỘN BỀ PHO SỬ ĐÁ Tượng Rùa đội bia ở Văn Miếu Hà Nội Xuân Canh Dần năm nay Bia đề danh tiến sỹ ở Văn Miếu - Quốc tử giám được vinh danh là di sản văn hóa thế giới. Với những ai yêu mến kho tàng mỹ thuật cổ truyền của cha ông đấy là niềm vui lớn. nhưng không trọn vẹn. Không phải những tấm bia đá - những pho sử văn hiến của dân tộc không xứng tầm nhân loại mà chính là những nghiên cứu bảo tồn của thế hệ hậu sinh của chúng ta chưa tương xứng. Đã nhiều lần chứng kiến từng đoàn nam thanh nữ tú lũ lượt lướt qua những hàng bia tôi thấu hiểu sự cảnh báo của các nhà văn hóa về hiện tượng đứt đoạn văn hóa truyền thống Phản ứng trước hiện trạng này nghệ sỹ Phạm Huy Thông đã thực hành một trình diễn tại Văn Miếu có tên Sờ thấy vinh quang . Những loạn lạc thời Vua Lê chúa Trịnh thời Tây Sơn đã làm nên sự xáo trộn tai hại này. Nhiều bia bị gãy vỡ nên khi lắp lại có sự thiếu hụt và nhầm lẫn. Rùa đội bia đề danh tiến sỹ khoa thi Giáp Thìn năm 1724 nằm ở dãy nhà bia phía bên tay trái - đi từ ngoài vào hàng bia thứ hai vị trí số ba - là đầu rùa siêu mỏng trong 82 cụ rùa ở đây. vốn được làm từ một thân bia. Nên ở cổ cụ rùa này vẫn còn lác đác những dòng chữ. Chữ tuy hơi mờ nhưng nếu có thác bản thì vẫn có thể đọc tốt nhìn loáng thoáng tên người chức vị. Một bên má rùa có 17 chữ ghi 05 tên người họ Nguyễn bên kia có 11 chữ đặc biệt có viết chức danh đại phu thái bảo của một vị quan nào đó. 1. Pho sử đá và chân dung kẻ sỹ So với rùa ở Văn Miếu Huế rùa ở đây không còn là một con rùa sinh vật cụ thể như chúng ta từng biết nó mang dáng vẻ quắc thước nghiêm nghị với dáng đầu vươn thẳng hàng lông mày đậm đôi mắt mở to miệng rộng lộ hai chiếc răng nanh. Có lẽ vì thế mà chúng ta vẫn thường gọi cụ rùa Văn Miếu như thường gọi cụ rùa Hồ Gươm. Thậm chí ở bia khoa thi Dương Hòa thứ 6 1640 được dựng năm Thịnh Đức thứ 1 1653 đầu rùa còn có một đám tóc xoắn tít như vân mây người viết ngờ rằng chiếc bia này bệ rùa và thân bia không cùng niên đại . Tạo hình rùa đội bia ở mỗi giai đoạn rất khác nhau .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.