TAILIEUCHUNG - LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ : GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ SỬ DỤNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH
Hiện nay, Việt Nam phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và theo định hướng XHCN. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, có nhiều dự án xây dựng công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ đã được xây dựng và chuẩn y thực hiện. Để thực hiện tốt dự án thuỷ lợi, cần phải nâng cao hiệu quả của từng dự án đầu tư nói riêng, sử dụng và quản lý các công trình thuỷ lợi nói chung. Mặt khác, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang. | - Xã Nam Điền: Có chiều dài kênh cấp I là 0,75 km, đã được gia cố hoàn toàn cung cấp nước cho 3 trạm bơm của địa phương và phục vụ tưới trực tiếp cho 10 ha đất canh tác. Số trạm bơm còn lại được lấy nước trực tiếp từ sông Ninh Cơ. Kênh cấp II có tổng chiều dài 8,5 km, gia cố được 3,8 km, tuy nhiên kênh gia cố này chủ yếu là kênh tưới. Kênh cấp III có chiều dài 14,5 km, trong đó đã cứng hóa được 3,6 km , một số đoạn kênh này hiện trạng đang bị nứt và vỡ, kênh đất chiếm một lượng lớn nhưng hiện nay đang bị sạt lở, bồi lắng, nhiều đoạn có bèo tây trên mặt kênh gây cản trở dòng chảy, làm cho hiệu quả phục vụ của công trình là thấp. Kênh mương cấp IV có chiều dài 51,1 km trong đó đã cứng hóa mới được 0,6 km rất thấp so với nhu cầu thực tế, còn lại kênh đất đây là tuyến kênh trực tiếp cung cấp nước vào ruộng và kẹp ruộng, hiện trạng của những kênh này là kênh cứng hóa thì phục vụ tốt, còn kênh đất thì bờ quá nhỏ và bị đào bới, bèo, cỏ mọc nhiều, lòng kênh hẹp (nhiều đoạn chỉ được khoảng 60 –70 cm), bùn lắng rất nhiều đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thất thoát nước và ảnh hưởng đến hiệu quả của công trình.
đang nạp các trang xem trước