TAILIEUCHUNG - Các Loại Đàn Tranh ở Viễn Đông

Viễn Đông là một phần của Á châu và chịu ảnh hưởng văn minh và văn hóa Trung Quốc rất sâu đậm. Các xứ Nhựt Bổn, Đại Hàn và Việt Nam đều sử dụng Hán tự để diễn tả tư tưởng, dù rằng mỗi xứ đều có chữ viết riêng (Nhựt với hiragana, katakana, kanji; Đại Hàn với hyangul; Việt Nam với quốc ngữ). Vì thế, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc đối với ba xứ vừa kể trên rất là hiển nhiên . Cổ Cầm (Trung Quốc) Dù muốn dù không, các cây đàn tranh ở Viễn Đông đều. | r rx m 1 T rx Các Loại Đàn Tranh ở Viễn Đông Viễn Đông là một phần của Á châu và chịu ảnh hưởng văn minh và văn hóa Trung Quốc rất sâu đậm. Các xứ Nhựt Bổn Đại Hàn và Việt Nam đều sử dụng Hán tự để diễn tả tư tưởng dù rằng mỗi xứ đều có chữ viết riêng Nhựt với hiragana katakana kanji Đại Hàn với hyangul Việt Nam với quốc ngữ . Vì thế ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc đối với ba xứ vừa kể trên rất là hiển nhiên . Cổ Cầm Trung Quốc Dù muốn dù không các cây đàn tranh ở Viễn Đông đều xuất xứ từ Trung Quốc. Có lẽ cây đàn tranh cổ xưa nhứt là cây cổ cầm ku qin bên Trung Quốc . Tiếng đàn khi khoang khi vồn nghe rất du dương. Xưa kia đức Khổng Tử chỉ nghe tiếng đàn cổ cầm mà đã mất ăn mất ngủ ba tháng Theo truyền thuyết cây đàn cổ cầm được sáng chế vào thời Nghiêu Thuấn và chỉ có 5 dây thôi nên được gọi là ngũ huyền cầm . Về sau hai vị hoàng đế Văn và Võ mỗi người thêm vào một dây làm thành cây đàn 7 dây hay thất huyền cầm . Hai dây thứ 6 và thứ 7 được gọi là dây Văn và dây Võ . Nhà thi hào Nguyễn Du có lẽ không am tường về nhạc nhiều nên nhà thơ Tố Như lúc tả Thúy Kiều khảy đàn mà chúng ta đã đặt nhiều giả thuyết không biết có phải là cây đàn tỳ bà hoặc cây đàn nguyệt hoặc một cây đàn bốn dây nào đó đã viết như sau So đàn dây Võ dây Văn Bốn dây to nhỏ một vần cung thương Dây Võ dây Văn chỉ có hai dây mà thôi chứ làm sao mà bốn dây được Hơn nữa hai dây Văn Võ chỉ dùng để nói đến hai dây thứ sáu và thứ bảy của cây cổ cầm . Ở Việt Nam Phạm Đình Hổ trong quyển Vũ Trung Tùy Bút có nhắc đến một danh cầm đời nhà Trần là Nguyễ Sĩ Cố đánh đàn cổ cầm rất hay . Trong quyển Toàn Thư cũng có nói tới một nhạc sĩ thời nhà Trần đàn cổ cầm 5 dây của Trung Quốc thật điêu luyện tên là Trần Cụ Ở Nhựt Bổn và Đại Hàn không thấy nói tới cây cổ cầm . Hình dáng cây cổ cầm ra sao Cổ cầm gồm có một âm bảng bằng cây ngô đồng dài độ một thước được sơn đen bóng nhoáng . Trên mặt âm bảng ngoài 13 chấm tròn nạm xa cừ dùng làm dấu để người đàn coi theo đó mà bấm dây có 7 sợi dây căng dài từ đầu tới cuối âm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.