TAILIEUCHUNG - Gia tăng giá trị cho cổ đông thông qua M&A

Một trong những mục tiêu chiến lược khi tiến hành các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) là nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông. Vì thế, việc phân tích định lượng các giá trị và chỉ số tài chính của những doanh nghiệp liên quan trước, trong và sau khi thực hiện M&A là điều rất quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiến hành hay dừng các giao dịch M&A. Bài viết này sẽ chỉ đề cập tới ảnh hưởng trực tiếp của M&A đối với giá trị của cổ đông. | Gia tăng giá trị cho cổ đông thông qua M A Một trong những mục tiêu chiến lược khi tiến hành các giao dịch mua bán và sáp nhập M A là nhằm gia tăng giá trị cho cổ đông. Vì thế việc phân tích định lượng các giá trị và chỉ số tài chính của những doanh nghiệp liên quan trước trong và sau khi thực hiện M A là điều rất quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tiến hành hay dừng các giao dịch M A. Bài viết này sẽ chỉ đề cập tới ảnh hưởng trực tiếp của M A đối với giá trị của cổ đông bên tiến hành thâu tóm thông qua việc tăng giảm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp sau khi tiến hành M A. 2 nguyên tắc cơ bản của M A Có 2 nguyên tắc cơ bản mà bất cứ một giao dịch M A nào cũng cần phải thỏa mãn. Nguyên tắc thứ nhất là T P T S Trong đó T là giá trị của cổ phiếu bên bán trước khi thâu tóm S là giá trị liên kết synergy trên mỗi cổ phiếu bên mua P là giá phải trả cho mỗi cổ phiếu bên bán khi thâu tóm. Nguyên tắc này đảm bảo cả bên bán lẫn bên mua đều có lợi trong giao dịch M A. Nguyên tắc thứ 2 là B BT Trong đó B là giá trị mỗi cổ phiếu bên mua trước khi thâu tóm BT là giá trị mỗi cổ phiếu bên mua sau khi thâu tóm. Nguyên tắc này bảo đảm giá trị mỗi cổ phiếu của bên mua sẽ tăng lên sau khi tiến hành M A. Để xác định giá trị tạo ra cho cổ đông bên mua thông qua M A cách tính đơn giản nhất là lấy mức chênh lệch giữa giá trị của doanh nghiệp được mua và giá phải trả cho bên bán. Dưới đây là ví dụ về một giao dịch M A được thanh toán bằng tiền mặt đơn vị tính triệu USD Trong ví dụ trên nếu như giá thị trường của doanh nghiệp bên bán bằng với giá trị nội tại của nó thì giá trị gia tăng cho cổ đông chỉ còn là mức chênh lệch giữa giá trị hiện tại của giá trị liên kết và giá phải trả thêm cho bên bán. Trên thực tế giá thị trường và giá trị nội tại của doanh nghiệp luôn khác nhau do thị trường thường có xu hướng phản ứng quá đà đối với các thông tin tích cực lẫn tiêu cực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh. Cũng qua ví dụ trên việc trả giá cao cho bên bán thông qua .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
28    169    1    27-01-2025
54    163    1    27-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.