TAILIEUCHUNG - Ca Huế

Xứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 năm. Ngày nay, bên cạnh những kiến trúc, đền đài, lăng tẩm độc đáo, hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hương, núi Ngự, xứ Huế còn lưu lại một loại hình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này. | Ca Huê Xứ Huế - Kinh đô của Việt Nam suốt hơn 150 năm. Ngày nay bên cạnh những kiến trúc đền đài lăng tẩm độc đáo hiển hiện hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của sông Hương núi Ngự xứ Huế còn lưu lại một loại hình ca nhạc đặc trưng cho vùng đất cố đô này. Đó là Ca nhạc Thính Phòng Huế thường được gọi là Ca Huế với hình thức âm nhạc bao gồm cả nhạc hát và nhạc đàn. Ca nhạc Huế có một lịch sử lâu đời. Nhưng cho đến ngày nay chưa có tư liệu đích xác nào nêu rõ được thời điểm ra đời ai đã tổ chức và sáng tác những bản nhạc đàn Huế. Đến thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn đã thống nhất giang sơn thực hiện trị quốc an dân cũng là lúc ca nhạc Huế có điều kiện phát triển. Các nhạc công là những người rất giỏi đàn chơi trong đội nhạc ngự ở triều đình. Ngoài những công việc trong triều họ cùng với học trò của mình lập nên những nhạc mục và dựa vào các ngón đàn của nhạc triều để sáng tác những bản hòa tấu và độc tấu. Âm nhạc của họ được các ông hoàng bà chúa và các quan trong triều rất yêu thích. Nên các ông hoàng bà chúa thường xuyên mời ban nhạc đến tư dinh để dạy đàn đồng thời cùng nhau đàn hát thưởng thức âm nhạc. Vào đầu thế kỷ XX ca nhạc Huế đã phát triển cực thịnh nhưng từ sau năm 1945 đã dần dần bị mai một. Ngày nay ca nhạc Huế trở thành di sản âm nhạc quí giá được nhà nước bảo tồn và tạo điều kiện khôi phục lại. Dàn nhạc Thính phòng Huế sử dụng các nhạc cụ Nguyệt Nhị Tranh Tỳ Bà Bầu Sáo với nhiều hình thức hòa tấu và đệm cho hát. Những hình thức thường gặp hiện nay là - Hoà tấu song thanh của 2 nhạc cụ Tranh Nguyệt Tranh Bầu Nhị Bầu Nhị Tỳ Bà hoặc Bầu Nguyệt. - Hoà tấu tam thanh của 3 nhạc cụ Nguyệt Nhị Tranh Bầu Nhị Tranh hoặc Tỳ Bà Nguyệt Tranh. - Hòa tấu tứ tuyệt của 4 nhạc cụ Bầu Nhị Tranh Nguyệt hoặc Nhị Tỳ Bà Nguyệt Sáo. - Hoà tấu ngũ tuyệt của 5 nhạc cụ Nhị Nguyệt Tranh Tỳ bà Sáo. Đặc biệt khi đệm cho hát người hát thường có 1 đôi phách nhỏ để gõ nhịp. Tiếng phách vang lên hòa với dàn nhạc càng tạo ra âm hưởng độc đáo cho ca Huế. Tính năng của các nhạc cụ được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.