TAILIEUCHUNG - NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THUỶ CỦA PHẬT GIÁO "

Trong bài viết này, tác giả trình bày nội dung và ý nghĩa của Thiền Phật giáo trong một số tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo. Qua đó, một mặt, tác giả khẳng định sự hiện diện của Thiền trong kinh điển Phật giáo; mặt khác, tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa Thiền Phật giáo và Thiền trong Yoga của Bàlamôn giáo. Cuối cùng, tác giả khẳng định giá trị lịch sử cũng như giá trị hiện đại của Thiền. Từ góc độ lịch sử tư tưởng, bài viết này cố gắng làm rõ rằng, ngay trong. | THIỀN TRONG KINH VĂN NGUYÊN THUỶ CỦA PHẬT GIÁO HOÀNG THỊ THƠ Trong bài viết này tác giả trình bày nội dung và ý nghĩa của Thiền Phật giáo trong một số tác phẩm tiêu biểu của Phật giáo. Qua đó một mặt tác giả khẳng định sự hiện diện của Thiền trong kinh điển Phật giáo mặt khác tác giả chỉ ra sự khác biệt giữa Thiền Phật giáo và Thiền trong Yoga của Bàlamôn giáo. Cuối cùng tác giả khẳng định giá trị lịch sử cũng như giá trị hiện đại của Thiền. Từ góc độ lịch sử tư tưởng bài viết này cố gắng làm rõ rằng ngay trong kinh điển Phật giáo Nguyên thuỷ đã có tư tưởng Thiền đó chính là tư tưởng và phương pháp tu tập của Đức Phật trên con đường Người tìm đạo. Thiền là một sản phẩm độc đáo của tư duy lý luận tổng hợp của triết học - tôn giáo không tách rời thực tiễn tu tập và đạo đức truyền thống Ản Độ mà Đức Phật đã kế thừa một cách có chọn lọc từ truyền thống Bàlamôn giáo. Thiền luôn là cơ sở lý luận và thực hành tu tập để triển khai tinh thần triết học tôn giáo từ Phật giáo Nguyên thuỷ cho tới Thiền tông Trung Quốc đồng thời luôn trong khuynh hướng hiện đại hóa của Đại thừa Phật giáo. 1. Siddhartha Gautama và nguồn gốc của Thiền Phật giáo Nguyên thuỷ Kinh Phật cả Đại thừa và Tiểu thừa đều ghi nhận rằng Đức Phật Thích Ca khoảng 477 - 397 TCN. 1 tên là Siddhartha Gautama pháp danh là Buddha lúc khởi đầu sự nghiệp tu tập đã theo học Yoga của hai đạo sĩ Bàlamôn là Kalama và Udraka Ramaputra 2 . Nhiều sử liệu cũng cho biết rằng đương thời Đức Phật thực hành Yoga để tìm kiếm khả năng điều thân và điều tâm bằng luyện khí đó là một kỹ năng tu luyện phổ biến của hầu hết các tôn giáo Ản Độ. Bản thân Đức Phật cũng thực hiện phép tu Yoga một cách nghiêm ngặt trong quá trình giác ngộ. Cuộc đời tìm đạo đắc đạo và truyền đạo của Đức Phật luôn gắn liền với hình ảnh và tinh thần tu luyện điển hình của Phật giáo là Thiền . Thực ra Thiền Dhyana là một khái niệm một phép tu quan trọng trong các phép tu luyện của Yoga và nó đã được Đức Phật chọn làm phương pháp đặc trưng tu dưỡng thân - tâm của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.