TAILIEUCHUNG - Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán (phần 2)

3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt . Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác, thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại, theo ý chúng tôi, thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá. | Ứng xử ngôn ngữ của người Việt đối với các yếu tố gốc Hán phần 2 3. Thái độ ứng xử ngôn ngữ của người Việt . Không giống như một số quốc gia hoặc dân tộc khác thái độ ứng xử ngôn ngữ của các thế hệ người Việt không bị ảnh hưởng của chính sách do bộ máy cai trị của thế lực chiếm đóng ngoại bang hoặc tâm lí dân tộc cực đoan. Ngược lại theo ý chúng tôi thái độ ứng xử đó được chi phối bởi tiềm thức về nhu cầu giao tiếp xã hội. Tiềm thức này ngày càng tăng do thực tiễn giao tiếp xã hội cho thấy giá trị đích thực của các yếu tố gốc Hán nói chung là tiếng Hán chứ không phải do sự áp đặt ép buộc từ một chính sách của lực lượng chiếm đóng. . Ứng xử ngôn ngữ đầu tiên của người Việt được quy định có thể nói một cách khách quan bởi nhu cầu giao tiếp với lớp người Hán di cư vào đất Việt. Trong Sự ra đời của Việt Nam . Taylor tỏ ra khách quan khi có nhận xét đại ý Không phải tất cả người Hán di cư đến miền đất Âu Lạc trước đây đều thuộc tầng lớp quan quyền. Nhiều di dân là lính tráng ở lại sau khi mãn hạn lính những người lao động bình thường những người thợ có tay nghề. Tầng lớp di dân ở vị trí xã hội thấp này có xu hướng kết nhập với giới xã hội người Hán còn ở lại làm ăn sinh sống sau cuộc hành quân Mã Viện. Nhiều người Hán di cư có xu hướng kết hợp giá trị Hán chính thống của họ với các đặc điểm xã hội tại chỗ. Điều này được thể hiện trên thực tế bằng các cuộc hôn nhân hỗn hợp và các hoạt động của người Hán di cư với tư cách đại diện cho cộng đồng từng khu vực trong các cuộc khởi nghĩa địa phương nổ ra vào thế kỉ thứ hai. Hoàn toàn có lí khi cho rằng người Hán di cư dần dần trở thành các thành viên thuộc xã hội tại chỗ. Họ gầy dựng cuộc sống của riêng mình theo mô thức văn hoá Hán. Họ mang đến Việt Nam vốn từ ngữ và kĩ thuật Hán nhưng họ phát triển tất cả theo quan điểm riêng dựa rất nhiều vào di sản thuộc miền đất họ đến sinh sống. Tiếng Việt tiếp tục tồn tại và lẽ đương nhiên là sau một vài thế hệ con cháu người Hán di cư nói tiếng Việt dùng tiếng Việt trong giao

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.