TAILIEUCHUNG - Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong .Với Chi hậu Bạ thư Chánh

Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong Với Chi hậu Bạ thư Chánh chưởng Phí Mộc Lạc cũng được Trần Nhân Tông quí trọng tài năng, được đổi họ tên thành Bùi Mộc Đạc và cho theo hầu ngày đêm. SáchĐại Việt sử ký toàn thư cũng như Tam tổ thực lục(10) đều chép việc Trần Nhân Tông từng mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí. Riêng sách Tam tổ thực lục ghi chép khá. | Tác gia Hoàng đế - Thiền sư - Thi sĩ Trần Nhân tong Với Chi hậu Bạ thư Chánh chưởng Phí Mộc Lạc cũng được Trần Nhân Tông quí trọng tài năng được đổi họ tên thành Bùi Mộc Đạc và cho theo hầu ngày đêm. SáchĐại Việt sử ký toàn thư cũng như Tam tổ thực lục 10 đều chép việc Trần Nhân Tông từng mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh bố thí vàng bạc tiền lụa để chẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí. Riêng sách Tam tổ thực lục ghi chép khá kỹ lưỡng cuộc đời Trần Nhân Tông với ý nghĩa một tiểu truyện thiền sư khởi đầu từ việc Trúc Lâm Đại sĩ Trần Nhân Tông sinh ra gắn với điềm lạ cuộc đời hành đạo có nhiều công tích để lại nhiều thơ văn và cuối cùng là cái chết thanh thản hóa thân trở về theo đúng cảm quan sinh ký tử qui của Phật giáo 11 . Trong tiểu truyện về thiền sư Trần Nhân Tông cũng mang đặc tính hỗn dung thể loại tàng trữ các giá trị thi ca những lời đối thoại hỏi đáp về Phật - Pháp - Tăng về quá khứ - hiện tại -vị lai về công án - giáo điển về nhân quả - hóa thân. Sách này cũng mô tả chi tiết những sự kiện diễn ra trong suốt tháng cuối cùng lập danh sách bốn tác phẩm của Điều Ngự còn truyền lại. Đồng thời sách tiếp tục giới thiệu việc Điều Ngự mở ba giới đàn ở chùa Chân Giáo trong đại nội chùa Báo Ân ở Siêu Loại chùa Phổ Minh ở Thiên Trường và đi đến tổng kết quá trình đào tạo tăng ni Các đệ tử nối dòng pháp đã liệt kê đầy đủ nơi bản đồ trong Tuệ Trung Thượng sĩ ngữ lục còn những người được Điều Ngự dẫn dắt âm thầm khế hợp với tông chỉ thì không kể hết . Xác định vị thế thiền sư Trần Nhân Tông trong bối cảnh Phật giáo thời Trần thầy Nguyễn Lang nhấn mạnh các phương diện một ông vua xuất gia ý nguyện xây dựng một nền hòa bình Chiêm - Việt lâu dài và nguyện ước xây dựng một giáo hội mới 12 . Trên phương diện sáng tác Trần Nhân Tông còn để lại nhiều tác phẩm in đậm tư tưởng Phật giáo. Nhiều bài thơ khơi nguồn cảm hứng tương tự như một hoàng đế một nhà nho một ông quan đề vịnh cảnh chùa đất Phật Đề Cổ Châu hương thôn tự Đề chùa làng hương Cổ Châu Động Thiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.