TAILIEUCHUNG - Từ đồng nghĩa

1. Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung, có hai hướng quan niệm chính: một là dựa vào đối tượng được gọi tên, hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị. Thực ra, từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng (mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng). Chính sự dị biệt đó lại là lí. | Từ đồng nghĩa 1. Đã có không ít quan niệm được nêu lên cho hiện tượng này với những dị biệt ít nhiều. Nhìn chung có hai hướng quan niệm chính một là dựa vào đối tượng được gọi tên hai là dựa vào khái niệm do từ biểu thị. Thực ra từ đồng nghĩa không phải là những từ trùng nhau hoàn toàn về nghĩa. Chúng nhất định có những dị biệt nào đó bên cạnh sự tương đồng mặc dù phát hiện sự dị biệt đó không phải lúc nào cũng dễ dàng . Chính sự dị biệt đó lại là lí do tồn tại và làm nên những giá trị khác nhau giữa các từ trong một nhóm từ đồng nghĩa. Rõ ràng tính đồng nghĩa có những mức độ khác nhau và ta có thể nêu quan niệm như sau Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách . nào đó hoặc đồng thời cả hai. Ví dụ - start commence begin trong tiếng Anh - cố gắng cố gắng trong tiếng Việt là những nhóm từ đồng nghĩa. 2. Những từ đồng nghĩa với nhau tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa. Trong các ví dụ vừa nêu ta có các nhóm đồng nghĩa của từng ngôn ngữ tương ứng. . Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa nhưng từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này ở nhóm khác nó tham gia với nghĩa khác. Ví dụ Từ coi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa. Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ mà coi có thể tham gia vào các nhóm như coi - xem coi hát - xem hát coi - giữ coi nhà - giữ nhà . Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang nghĩa chung được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong cách được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh phân tích các từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm. Ví dụ trong nhóm .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.