TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Những vấn đề cơ bản về khai thác cá trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam "

Một trong những vấn đề trung tâm của tranh chấp về tài nguyên sinh vật biển là vấn đề khai thác (ai có quyền khai thác, khai thác trên những vùng biển nào và trong giới hạn nào?). Công ước Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) với những điều khoản về quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế - vùng biển ra đời muộn nhất trong lịch sử luật biển, đã thiết lập nên chế độ pháp lí mới về khai thác tài nguyên cá trên biển. 1. Khai thác cá tại vùng đặc. | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl NHỮNG VẤN ĐỀ Cơ BẢN VỀ KHAI THÁC CÁ TRÊN BlỂN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM Một trong những vấn đề trung tâm của tranh chấp về tài nguyên sinh vật biển là vấn đề khai thác ai có quyền khai thác khai thác trên những vùng biển nào và trong giới hạn nào . Công ước Luật biển năm 1982 gọi tắt là Công ước 1982 với những điều khoản về quy chế pháp lí của vùng đặc quyền kinh tế - vùng biển ra đời muộn nhất trong lịch sử luật biển đã thiết lập nên chế độ pháp lí mới về khai thác tài nguyên cá trên biển. 1. Khai thác cá tại vùng đặc quyền kinh tế 1 Theo quy định tại các điều 55 và 57 Công ước 1982 thì Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải đặt dưới chế độ pháp lí riêng theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Vùng biển này có chiều rộng không quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải . Với bản chất là vùng biển đặc thù vùng đặc quyền kinh tế không thuộc lãnh thổ quốc gia những cũng không phải vùng biển thuộc sở hữu chung của cộng đồng quốc tế. Những quy định của Công ước 1982 về vùng đặc ThS. PHẠM HÔNG HẠNH quyền kinh tế là minh chứng rõ ràng cho sự cân bằng về lợi ích giữa quốc gia ven biển với các quốc gia khác khi những quyền của các nước ven biển đối với tài nguyên trên các vùng biển tiếp liền lãnh thổ quốc gia đã được thừa nhận và là những đặc quyền trong khi quyền của các quốc gia khác vẫn được Công ước ghi nhận. . Quyền khai thác của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế Theo quy định tại Điều 56 Công ước 1982 quy định Trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò khai thác và bảo tồn quản lí tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. . Theo đó quốc gia ven biển có những quyền sau đối với hoạt động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.