TAILIEUCHUNG - NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 3

Năm 1848, Tự Đức lên ngôi vua cũng là năm nước nhà bước vào thời kỳ có nhiều khó khăn nhất, cả về nội trị và ngoại giao. Về nội trị, đời sống cả nước gian khổ quá. Nhân dân vô cùng ta thán. Người đương thời đặt thành vè để nói lên nỗi lòng ngao ngán của mình. | V- NGOẠI GIAO TRIỀU Tự ĐỨC 1847 - 1883 Năm 1848 Tự Đức lên ngôi vua cũng là năm nước nhà bước vào thời kỳ có nhiều khó khăn nhất cả về nội trị và ngoại giao. Về nội trị đời sống cả nước gian khổ quá. Nhân dân vô cùng ta thán. Người đương thời đặt thành vè để nói lên nỗi lòng ngao ngán của mình. Vè rằng Kể từ Tự Đức cầm quyền Bốn phương giặc giã chẳng yên chút nào Nắng khan bão lụt biết bao Mất mùa chết đói năm nào năm không Kẻ sĩ cho chí nhà nông Ai ai rồi cũng một lòng chán vua. Nội trị đã rối bời thì ngoại giao không thể tốt đẹp Nhưng người cầm quyền trì nước thời xưa đã có kinh nghiệm tự nghìn đời rằng Quốc phú binh cường nội yên ngoại tĩnh . Nước có giàu quân có mạnh trong nước có yên thì ngoài nước mới tĩnh mới có hòa bình hòa hảo với ngoài. Thời Tự Đức dân đói khổ trong nước không yên thì ngoại giao đã không thuận lợi mà còn có nhiều khó khăn không lường trước được. Trên thế giới từ thế kỷ XVII XVIII giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Cho tới thế kỷ XIX nhiều nước châu Á kể cả các nước Đông Nam Á đều đã tiếp xúc thường xuyên với các nước láng giềng và ít nhiều với các nước tư bản phương Tây. Nhưng ở Việt Nam triều đình nhà Nguyễn vẫn khép kín cửa không cho người Việt Nam đi ra khỏi nước và có nhiều cấm đoán đối với người phương Tây đến nước mình. Ngay khi mới lên ngôi vua Tự Đức đã cho người sang triều đình nhà Thanh xưng thần nộp cống rất trọng hậu. Sứ bộ đầu tiên của triều đình Huế đi sang Trung Quốc cầu phong vương hiệu cho Tự Đức vào năm 1848. Năm sau 1849 triều đình Thanh ở Trung Quốc cho một sứ bộ do Lao Sùng Quang cầm đầu sang làm lễ phong vương cho Tự Đức tại triều đình Huế. Quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc lúc này hạn chế bớt những hoạt động phá phách của các toán giặc cướp nhà Thanh ở miền biên giới hai nước. Đầu năm 1852 ba tướng nhà Thanh là Lý Đại Xưng hiệu Quảng Nghĩa Đường Hoàng Nhị Vãn hiệu Lục Thắng Đường và Lưu Sĩ Anh hiệu Đức Thắng Đường đã sang hàng triều đình Việt Nam. Cũng trong năm này ta và Trung Quốc định rõ đường biên giới hai nước

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.