TAILIEUCHUNG - Báo cáo nghiên cứu khoa học " TRỐNG ĐỒNG CỔ LOA, DI CHỈ ĐÌNH TRÀNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG "

Phát hiện trống đồng cùng với một số di vật văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu nền văn minh Sông Hồng. Ở đây tôi chỉ xin trình bày một vài suy nghĩ đầu tiên. Trước hết, hãy nói về trống đồng Cổ Loa, niềm tự hào của chúng ta. Hiện nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam vẫn chấp nhận cách phân loại trống đồng của nhà học giả Áo , trong đó, trống loại I được coi là sớm nhất. Nhiều người trong chúng ta đang tiến. | TRỐNG ĐỒNG CỔ LOA DI CHỈ ĐÌNH TRÀNG VÀ VĂN MINH SÔNG HỒNG GS Hà Văn Tấn Phát hiện trống đồng cùng với một số di vật văn hóa Đông Sơn ở Cổ Loa có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu nền văn minh Sông Hồng. Ở đây tôi chỉ xin trình bày một vài suy nghĩ đầu tiên. Trước hết hãy nói về trống đồng Cổ Loa niềm tự hào của chúng ta. Hiện nay các nhà khảo cổ học Việt Nam vẫn chấp nhận cách phân loại trống đồng của nhà học giả Áo trong đó trống loại I được coi là sớm nhất. Nhiều người trong chúng ta đang tiến hành việc phân nhóm trống loại I Heger ở Việt Nam và Đông Nam Á. Giữa những người này cách phân nhóm không hoàn toàn giống nhau. Nhưng hầu như tất cả đều thừa nhận rằng 3 chiếc trống đồng Ngọc Lũ Hoàng Hạ và sông Đà là thuộc nhóm trống sớm nhất ở Việt Nam được biết hiện nay. Gần gũi với 3 chiếc trống đồng trên còn có chiếc trống hiện giữ ở Bảo tàng Viên thủ đô nước Áo. Một số người gọi trống này là trống Khai Hóa. Trong khi đó Heger gọi trống này là trống Bắc Kỳ Gilet I theo tên của người sưu tập Pháp ở Hà Nội. Do xuất xứ mơ hồ như vậy để tiện lợi ta cứ gọi trống này là trống Viên mặc dầu đó là một trống Đông Sơn không nghi ngờ gì nữa. Giờ đây chúng ta có thêm trống Cổ Loa có thể xếp vào nhóm với 4 trống nói trên mà chắc là ít người phản đối. Ngoài nhiều điểm giống nhau một đặc trưng nổi bật là trên mặt tất cả 5 trống này đều có vành trang trí khắc họa các hoạt động của con người mà nhiều người thường gọi là vành thứ 6. Thực ra thì vành trang trí hình người còn thấy trên mặt trống Bản Thôm và trống Quảng Xương ở Việt Nam và trống trên đảo Ko Samui ở Thái Lan. Nhưng ở trống Bản Thôm chỉ còn có tám người cầm giáo bên cạnh hai nhà cầu mùa ở trống Quảng Xương thì bên cạnh hai nhà sàn thì số người còn đông đúc hơn nhưng đã thuộc một phong cách cách điệu khác hẳn 5 trống nói trên. Trên trống Ko Samui hình người cũng cách điệu như ở trống Quảng Xương nhưng hai chiếc nhà sàn thì không còn nữa. Có thể thấy 3 trống này đều thuộc các kiểu muộn hơn nhóm 5 trống nói trên ở .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.