TAILIEUCHUNG - HẠ KALI MÁU

Kali là cation chính trong nội bào. Bình thường kali huyết tương khoảng 3,5 - 5,0 mmol/l, bên trong tế bào khoảng 150 mmol/l. Mỗi ngày nhu cầu kali cho cơ thể khoảng 01 mmol/kg/ngày, 90% lượng này được hấp thu qua đường tiêu hoá. Lượng kali dư thừa được bài tiết chủ yếu qua thận, 90% kali trong dịch lọc được hấp thu ở ống thận gần đoạn xoắn và quai Henle. Sự bài tiết hay hấp thu kali ở ống thận xa tùy thuộc vào tình trạng dư hay thiếu kali. Những tế bào chính có chức. | HẠ KALI MÁU Kali là cation chính trong nội bào. Bình thường kali huyết tương khoảng 3 5 - 5 0 mmol l bên trong tế bào khoảng 150 mmol l. Mỗi ngày nhu cầu kali cho cơ thể khoảng 01 mmol kg ngày 90 lượng này được hấp thu qua đường tiêu hoá. Lượng kali dư thừa được bài tiết chủ yếu qua thận 90 kali trong dịch lọc được hấp thu ở ống thận gần đoạn xoắn và quai Henle. Sự bài tiết hay hấp thu kali ở ống thận xa tùy thuộc vào tình trạng dư hay thiếu kali. Những tế bào chính có chức năng bài tiết kali nằm ở ống thận xa đoạn xoắn và ống thu thập vùng vỏ thận. Gần như tất cả các cơ chế điều hoà bài tiết kali tại thận và cân bằng kali trong toàn cơ thể xảy ra tại các ống thận xa. Chính nhờ sự chênh lệch điện thế âm ngang qua tế bào biểu mô trong lòng ống thận tạo thuận lợi cho quá trình bài tiết kali và sự chênh lệch điện thế này phụ thuộc tương đối vào tốc độ tái hấp thu natri và các anion đi kèm chủ yếu là C o. Sự bài tiết kali được điều hoà bởi 2 kích thích sinh lý aldosterone và tăng kali máu. - Sự bài tiết aldosterone xảy ra khi renin và angiotensin II cao hay có tăng kali máu. - Nồng độ kali máu có tác động trực tiếp đến quá trình bài tiết kali mà không bị ảnh hưởng của aldosterone. Bài tiết kali niệu phụ thuộc vào lưu lượng nước tiểu. Lưu lượng đến ống thận xa tăng làm gia tăng đáng kể sự bài tiết kali. I. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG - Các triệu chứng xuất hiện khi kali máu giảm dưới 3 0 mmol l Mỏi cơ đau cơ yếu cơ chi dưới là những triệu chứng thường gặp. Giảm kali máu nặng hơn có thể đưa đến yếu cơ tiến triển giảm thông khí và thậm chí gây ra liệt cơ hoàn toàn. Giảm kali máu nặng làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp và ly giải cơ vân. Chức năng cơ trơn cũng có thể bị ảnh hưởng và biểu hiện là liệt ruột. Những thay đổi ECG của giảm kali máu không tương ứng với nồng độ kali máu những thay đổi sớm gồm sóng T dẹt hay đảo ngược sóng U cao ST chênh xuống và QU kéo dài. Giảm kali máu nặng có thể gây ra PR kéo dài điện thế thấp QRS giãn rộng và làm gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất. Giảm kali

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.