TAILIEUCHUNG - AMINOAXIT

Aminoaxit là loại hợp chất hữu cơ tạp chất, phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (- COOH) và nhóm amino (-NH2). Trong cơ thể sinh vật : α- aminoaxit : R-CH(NH2)-COOH - Trong tổng hợp hữu cơ:ω - aminoaxit : nhóm amin ở cuối mạch và mạch C thường không phân nhánh. - Aminoaxit có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, khi ấy trong một điện trường nó không chuyển dịch về một cực điện nào cả vì các điện tích trái dấu đã cân ở đó được gọi là điểm đặc điện: pH1 hay pI | AMINOAXIT Thứ năm, 30 Tháng 7 2009 07:38 Thầy Trung Hiếu I. Địng nghĩa, cấu trúc, danh pháp: nghĩa: Aminoaxit là loại hợp chất hữu cơ tạp chất, phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH2) 2. Cấu trúc phân tử: - Trong cơ thể sinh vật : α- aminoaxit : R-CH(NH2)-COOH - Trong tổng hợp hữu cơ:ω - aminoaxit : nhóm amin ở cuối mạch và mạch C thường không phân nhánh. - Aminoaxit có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực, khi ấy trong một điện trường nó không chuyển dịch về một cực điện nào cả vì các điện tích trái dấu đã cân ở đó được gọi là điểm đặc điện: pH1 hay pI. pháp: có thể dùng tên thay thế hoặc bán hệ thống: - Axit + vị trí của -NH2 + amino + tên axit cacboxylic tương ứng Ví dụ : H2N-CH2-COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit aminoetanoic Axit aminoaxetic Glyxin Gly CH3-CH(NH2)COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit 2-aminopropanoic Axit α-aminoproionic Alanin Ala HOOC[CH2]2CH(NH2)-COOH Tên thay thế Tên bán hệ thống Tên thường Viết tắt Axit 2-aminopentan-1,5-dioic Axit α-aminoglutaric Axit glutamic Glu II. Tính chất vật lí: - Các amino axit là những chất rắn kết tinh ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, nhiệt độ nóng chảy cao (220-300oC), dễ tan trong nước, không tan trong các dung môi không phân cực như ete. III. Tính chất hoá học: 1. Tính chất lưỡng tính: - Phân li trong dung dịch: Ví dụ: H2N-CH2-COOH H2N-CH2-COO-+ H+ H3N+ -CH2-COO- *Lưu ý: Hợp chất (H2N)xR(COOH)y nếu có: - x = y : aminoaxit trung tính - x > y : aminoaxit có tính bazơ - x < y : aminoaxit có tính axit phản ứng với chỉ thị nhận biết một số aminoaxit - Thể hiện tính axit : HN-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O Hoặc: H3N+ -CH2-COOH- + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O - Thể hiện tính bazơ: H2N-CH2-COOH + HCl → Cl- + H3N-CH2-COOH Hoặc: H3N+ -CH2-COO + HCl → H3N+ 2. Phản ứng este hoá: H2N-CH2-COOH + C2H5OH H2N-CH2-COO-C2H5 + H2O * Lưu ý: Hợp chất thu được ở dạng muối nên cần xử lí với ammoniac để giải phóng nhóm NH2 ClH3N-CH2-COO-C2H5 + NH3 → H2N-CH2-COO-C2H5 + NH4Cl 3. Phản ứng với HNO2: * Lưu ý: Phản ứng dùng để phân biệt một số aminoaxit 4. Phản ứng trùng ngưng: n H2N-[CH2]5-COOH -(NH2[CH2]5CO)n- + n H2O - Nilon 6 * Lưu ý: - Tạo polime thuộc loại poliamit kém bền trong môi trường axit, kiềm. IV. Điều chế: - Thuỷ phân protein - Amin hoá axit halogen cacboxylic.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.